(VINANET) - Dự trữ dầu cọ Malaysia, nước trồng lớn nhất thế giới sau Indonesia trong tháng 2/2014 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2013, do sản lượng giảm xuống mức thấp 1 năm, một khảo sát của Bloomberg cho biết.

Dự trữ giảm khoảng 7%, xuống còn 1,8 triệu tấn, so với 1,93 triệu tấn tháng trước đó. Sản lượng giảm 13%, xuống còn 1,31 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2013, trong khi xuất khẩu giảm 6,6%, xuống còn 1,28 triệu tấn. Ủy ban dầu cọ Malaysia công bố số liệu vào 10/3.

Giá dầu cọ kỳ hạn trong tháng 2/2014 tăng 9,4%, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2013, do lo ngại thời tiết khô cắt giảm sản lượng trong năm nay. Giá dầu cọ giao kỳ hạn tháng 5 giảm 0,4%, xuống còn 2.823 ringgit (tương đương 865 USD)/tấn tại Sở giao dịch hàng hóa phái sinh Bursa Malaysia phiên hôm 6/3, sau khi đạt 2.868 ringgit/tấn phiên trước đó 5/3, mức cao nhất đối với hầu hết các hợp đồng kể từ tháng 9/2012.

Dự trữ suy giảm

Dự trữ sẽ giảm xuống còn 1,35 triệu tấn vào cuối tháng 6, giảm 49% so với mức cao kỷ lục 2,63 triệu tấn tháng 12/2012, Sinnasamy cho biết. Xuất khẩu giảm 2,5%, xuống còn 1,24 triệu tấn trong tháng 2/2014 so với tháng trước đó, Intertek cho biết.

Thời tiết khô tại Indonesia và Malaysia có thể ảnh hưởng đến sản lượng, nếu kéo dài 2 đến 3 tuần nữa và tác động đến quý cuối cùng và 2 năm tiếp theo, Thomas Mielke, Giám đốc điều hành của Oil World cho biết.

Mùa khô ở Malaysia có thể kết thúc vào giữa hoặc cuối tháng 3, Bộ phận khí tượng cho biết. Mùa khô bắt đầu vào đầu tháng 1 và tháng 2 ở các khu vực Sumatra Indonesia không có mưa ở tỉnh Riau trong 2 tháng, cơ quan thời tiết của nước này cho biết hôm 4/3. Riau là khu vực trồng cọ phát triển nhất.

Giá dầu cọ có thể tăng mạnh, nếu El Nino làm rụng lá cây trồng ở khu vực Đông Nam Á, Dorab Mistry, giám đốc tại Godrej International Ltd., cho biết. Giá dầu cọ có thể đạt 3.500 ringgit/tấn, do thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng từ cuối năm 2014, ông cho biết.

Sản lượng, dự trữ và xuất nhập khẩu dầu cọ  Malaysia
Đvt: triệu tấn 
 
T2/2014 (điều tra)
T1/2014 (MPOB)
T2/2013 (MPOB)
Sản lượng
1,31
1,51
1,30
Dự trữ
1,80
1,93
2,43
Xuất khẩu
1,28
1,37
1,40
Nhập khẩu
0,02
0,016
0,098
 
Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet/Reuters

Nguồn: Internet