(VINANET) – Giá hàng hóa trên thị trường thế giới vừa qua quý 2 giảm giá mạnh nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với chỉ số giá 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies giảm 6% trong quý.

Triển vọng thị trường hàng hóa năm 2011 còn nhiều bất chắc, khiến các nhà đầu tư không thể dốc toàn lực vào bất kỳ một lĩnh vực đầu tư nào, nhất là thị trường hàng hóa.

Các thị trường chứng khoán và trái phiếu đã vượt thị trường hàng hóa trong quý 2 năm nay. Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 giảm 0,5% trong quý, trong khi chỉ số trái phiếu đầu tư của Mỹ Aggregate của Barclays Capital tăng 2,4%.

Một số nhà phân tích cho rằng triển vọng giá dầu và nông sản trong thời gian tới rất bất ổn, trong bối cảnh kinh tế không mấy sáng sủa, song nguồn cung cũng không mấy khả quan.

Kinh tế toàn cầu trong trong tình trạng ốm yếu, với tỷ lệ thất nghiệp cao ở Mỹ, khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro, và những chính sách kiềm chế lạm phát kéo theo tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc.

Ben Westmore, nhà kinh tế học thuộc ngân hàng quốc gia Australia, nhận định: “Chúng tôi thấy thị trường hàng hóa sẽ còn tiếp tục biến động, và tôi cho rằng điều đó phản ánh thực tế là tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang yếu và có thể bị ảnh hưởng nặng từ bất kỳ yếu tố nào”.

Dầu thô Mỹ - chiếm ¼ sức nặng của CRB, sáng nay giao dịch ở mức 95 USD/thùng, tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước, nhưng giảm 11% trong quý. Giống như chỉ số CRB, đây là quý mà giá dầu giảm tệ hại nhất kể từ 2008.

Dầu thô tại London sáng nay giá 112 USD/thùng, giảm 5% trong quý, mức giảm mạnh nhất kể từ quý 2 năm 2010.

Trong quý 1, giá dầu đã tăng 25% bởi những bất ổn ở Ai Cập, Libya và các nước Bắc Phi và Trung Đông khác – khu vực cung cấp dầu chủ chốt trên thế giới. Nhưng sự tập trung vào khu vực này giảm dần kể từ đó, và đồng USD tăng giá mạnh trong tháng qua đã gây bất lợi cho giá dầu.

Tính chung từ đầu năm tới nay, giá dầu Brent vẫn tăng 18% và dầu thô ngọt nhẹ tăng 4%, do nội chiến ở Libya làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu.

Sau khi quyết định mở kho dự trữ hôm 23/6 vừa qua, IEA lại phát đi tín hiệu sẵn sàng mở tiếp kho dự trữ nếu thị trường cần. Trong ngày hôm nay 1/7, các thành viên IEA ở châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản bắt đầu mở kho dự trữ; Hà Lan sẽ tổ chức phiên đấu giá bán 700.000 thùng dầu trong kế hoạch của IEA; và Đức sẽ bán ra 2,1 triệu thùng dầu nặng được cung cấp bởi Iran.

Theo khảo sát của hãng tin tài chính Bloomberg, sản lượng dầu của OPEC đã tăng 210.000 thùng/ngày, tương đương 0,7%, lên 29,105 triệu thùng/ngày – tháng tăng thứ 3 liên tiếp và ở mức cao nhất kể từ tháng 2. Sản lượng của A Rập Xêút là 9,21 triệu thùng/ngày trong tháng 6 – cao nhất kể từ tháng 10/2008 và tăng 285.000 thùng so với tháng 5.

Giá vàng vừa qua tăng giá thứ 11 liên tiếp, tăng 5%, bởi nỗi lo nợ công ở Hy Lạp giảm bớt sau khi quốc hội nước này thông qua các biện pháp khắc khổ cần thiết để tránh vỡ nợ.

Tính từ đầu năm, giá vàng đã tăng 6,5% vì nhu cầu bảo vệ tài sản trong bối cảnh khủng hoảng nợ ở châu Âu.

Hôm 2/5 vàng đã tăng giá lên kỷ lục cao 1.577,57 USD/ounce.

Stefan Graber, chuyên gia phân tích của Credit Suisse Group AG nhận định: “Những lo lắng đã hạ bớt sau khi Hy Lạp thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Điều này giúp đồng Eurro tăng so với USD và thúc đẩy nhà đầu tư tìm về kim loại quý” .

Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou ngày đã nhận được đa số ủng hộ của quốc hội trong việc cắt giảm ngân sách và bán tài sản nhà nước để đổi lấy khoản cứu trợ 78 tỷ Euro. Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu cho rằng, việc quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu đồng thuận đã mở đường cho việc cung cấp viện trợ tiếp theo từ chính phủ các nước trong khu vực và Quỹ tiền tệ quốc tế. USD vì thế giảm sau 4 ngày tăng liên tiếp. Giá vàng thường đi ngược chiều với đồng bạc xanh.

Vàng đã tăng giá 10 năm tăng liên tiếp – chuỗi tăng dài nhất trong 9 thập kỷ - vì nhà đầu tư có nhu cầu bảo vệ tài sản của mình trong bối cảnh khủng hoảng nợ ở châu Âu.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

95,07

0,30

0,3%

4,0%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

112,00

-0,40

-0,4%

18,2%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,374

0,059

1,4%

-0,7%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1499,70

3,70

0,2%

5,5%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1499,49

-12,06

-0,8%

5,6%

Đồng Mỹ

US cent/lb

428,25

5,85

1,4%

-3,7%

Đồng LME

USD/tấn

9430,00

110,00

1,2%

-1,8%

Dollar

 

74,386

-0,305

-0,4%

-5,9%

CRB

 

338,050

-0,750

-0,2%

1,6%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

629,00

-69,00

-9,9%

0,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

1306,25

-28,00

-2,1%

-6,3%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

584,75

-56,50

-8,8%

-26,4%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

265,60

4,90

1,9%

10,4%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3151,00

32,00

1,0%

3,8%

Đường Mỹ

US cent/lb

26,34

-0,58

-2,2%

-18,0%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

34,832

0,063

0,2%

12,6%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1726,10

-0,50

0,0%

-2,9%

Palladium Mỹ

USD/ounce

760,65

8,75

1,2%

-5,3%

(T.H – Tổng hợp từ Reuters)