* Vàng giao ngay tăng giá 2% lên kỷ lục cao 1.538,35 USD/oz, dầu lập những kỷ lục mới
    * Đồng giảm giá tháng thứ 2 liên tiếp do số liệu xây dựng ở Mỹ bi quan
    * USD chịu áp lực giảm giá

(VINANET) - Giá vàng và bạc lập kỷ lục cao lịch sử trong tháng 4 trong khi các tài sản tài chính và đô la Mỹ đều mất giá do lạm phát giá tăng trên toàn cầu.

Hàng hoá đã vượt mặt chứng khoán, trái phiếu và đô la Mỹ tháng thứ 5 liên tiếp, kỳ tăng giá dài nhất ít nhất trong vòng 14 năm qua, bởi nhu cầu nguyên liệu tăng mạnh cùng với đà tăng trưởng của các nền kinh tế, và nhất là sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố giữ nguyên tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục gần 0% và duy trì chương trình nới lỏng định lượng lần 2 đến hết tháng 6 đúng như dự kiến.

Chỉ số 24 nguyên liệu Standard & Poor’s GSCI Total Return Index đã tăng 4,4% trong tháng 4, sau khi đạt mức cao kỷ lục chưa từng có kể từ tháng 10/2008, vượt mức tăng của các loại tài sản tài chính khác.

Chỉ số chứng khoán thế giới MSCI All-Country World Index tăng 3,9% trong tháng qua, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12, lên 356,9 điểm vào cuối tháng, trong khi chỉ số đồng USD Dollar Index so với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ giảm 3,9% trong tháng qua, xuống mức thấp nhất 33 tháng. So với rổ 16 đồng tiền chủ chốt thế giới, chỉ số USD Dollar Index có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9, trong đó giảm 6,3% so với Đôla Niu Dilân và giảm 6,3% so với Euro, và cũng giảm 2,3% so với Yen Nhật.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, chỉ số chứng khoán MSCI All-Country World Index tăng 7,9%. Chỉ số S&P 500 Index (SPX) tăng 2,9% trong tháng 4, chỉ số Stoxx Europe 600 Index tăng 2,9%, còn chỉ số MSCI Asia Pacific Index tăng 2,7%. Vốn hoá trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng 2 nghìn tỷ USD trong tháng, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12.

Trái phiếu các loại giảm giá trung bình 0,9%, dựa theo chỉ số Global Broad Market Index của ngân hàng Mỹ Merrill Lynch.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben S. Bernanke mới đây đã ra tín hiệu ông sẽ duy trì tiến độ bơm tiền kỷ lục vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này, và nhắc lại cam kết đầu tiên từ hai năm trước đây là giữ lãi suất thấp kỷ lục.

Theo kết quả điều tra trung bình của 73 nhà kinh tế do hãng tin Bloomberg tiến hành, Mỹ -nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, sẽ tăng trưởng 3,2% trong quý này, so với 1,8% của quý trước, và sẽ tiếp tục tăng trưởng cho tới cuối năm nay.

Chỉ số S&P GSCI Total Return Index đã tăng tháng thứ 8 liên tiếp, kỳ tăng giá dài nhất kể từ năm 2004, do tăng trưởng kinh tế Mỹ thúc đẩy nhu cầu nguyên liệu tăng. Bạc, cà phê, cacao và xăng đều tăng giá trong tháng 4.

Dầu thô – chiếm hơn một nửa chỉ số - đã tăng giá mạnh cùng với vàng. Trong tháng 4, dầu đã tăng giá 6,8% tại New York và 7,3% tại London, là tháng thứ 8 liên tục tăng, do lo ngại bạo loạn và xung đột khắp Bắc Phi và Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung. Sản lượng của Libya đã giảm xuống 390.000 thùng/ngày trong tháng 3, so với 1,39 triệu thùng của tháng 2, theo đánh giá của Bloomberg.

Xăng RBOB tăng 11,5% trong tháng qua.

Vàng và bạc đạt kỷ lục cao trong tháng 4 do các nhà đầu tư tìm tới những tài sản an toàn để bảo toàn nguồn vốn trong bối cảnh lạm phát gia tăng và USD giảm giá mạnh.

Vàng đã tăng giá liên tiếp 11 ngày cuối tháng do lo ngại lạm phát và đồng USD yếu cùng kế hoạch giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ cho tới hết tháng 6. Vàng đã tăng giá 32% trong năm vừa qua, và là năm thứ 11 liên tục tăng, trong khi bạc tăng giá gấp hơn 2 lần.

Riêng trong tháng 4, bạc tăng giá 28,2%, vượt tất cả các hàng hoá khác.

Giá hàng hoá thế giới

Hàng hoá

ĐVT

30/4/2011

So với 30/4/2010

Dầu WTI

USD/thùng

 113,84

 24,6%

Dầu brent

USD/thùng

126,09

 33,1%

Khí thiên nhiên

USD/gallon

4,684

6,3%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1564,00

 10,0%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1563,25

 10,1%

Bạc

USD/ounce

 47,870

 54,7%

Bạch kim

USD/ounce

1875,80

5,5%

Palladium

USD/ounce

 794,45

 -1,1%

Đồng Comex

Cent/lb

 417,60

 -6,1%

Đồng LME

USD/tấn

 9320,15

 -2,9%

Dollar

 

 73,040

 -7,6%

CRB

 

370,560

 11,3%

(T.H - Tổng hợp)