Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ trong quý I năm 2011 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2010. - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và cơ hội ưu đãi thuế xuất đối với dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta trong quý I năm 2011 sang thị trường Mỹ đạt con số 1,5 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2010. Tính riêng trong tháng 3/2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đạt 579,2 triệu USD, tăng mạnh 111,98% so với tháng trước và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý I/2011, mặt hàng áo thun giữ vị trí dẫn đầu trong những chủng loại hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ với kim ngạch đạt 445 triệu USD, tăng khá 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu áo thun đã chiếm tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác sang Mỹ có kim ngạch đạt cao trên 100 triệu USD là quần các loại đạt 217,4 triệu USD, tăng 10,3%, váy các loại đạt 139,3 triệu USD, tăng 28,2%, quần short đạt 128,3 triệu USD, tăng 7,1%, áo jacket đạt 112 triệu USD, tăng 24,4%, áo các loại đạt 100 triệu USD, tăng 6,5%. 

Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Mỹ có mức tăng mạnh như đồ lót các loại tăng 111% đạt 71,6 triệu USD, vải các loại tăng 1.025% đạt 41 triệu USD, quần áo vest tăng 79%, đạt 8,9 triệu USD, bít tất tăng 202%, khăn tăng 192%...

Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ như quần áo ngủ, áo y tế, áo nỉ, áo ghile, quần áo mưa, màn…có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2010, tuy nhiên đây không phải là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu hàng dệt may xuất sang thị trường Mỹ.

Về đơn giá: nhìn chung, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Mỹ tăng lên trong quý I/2011, đơn giá xuất khẩu áo sơ mi sang Mỹ tăng 13,1%, đạt 5,44 USD/chiếc, giá xuất khẩu quần jean tăng 9,7% lên mức 6,78 USD/chiếc…

Chủng loại xuất khẩu dệt may sang Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2011 (USD)

Chủng loại

Tháng 3/2011

So T2/2011 (%)

So T3/2010 (%)

3 Tháng 2011

So 2010 (%)

áo thun

163.912.348

104,37

19,13

445.089.923

12,89

Quần

80.179.757

111,22

11,85

217.400.068

10,30

Váy

53.643.036

108,59

30,69

139.397.802

28,24

Quần Short

54.070.061

137,58

26,04

128.301.989

7,11

áo Jacket

44.430.282

153,45

51,58

112.792.541

24,46

áo

40.789.589

138,35

18,76

100.145.023

6,57

áo sơ mi

31.908.322

166,94

35,14

74.308.106

8,50

Đồ lót

28.902.574

97,24

96,13

71.691.467

111,43

Quần áo trẻ em

22.936.488

73,27

-3,30

69.432.947

1,08

Vải

14.727.675

16,14

18,55

41.058.960

102,59

Quần áo bơi

11.111.354

140,05

9,33

28.048.869

10,30

Quần áo ngủ

5.628.535

59,21

-23,80

15.505.277

-1,15

Quần Jean

4.490.390

121,23

149,34

11.946.515

102,27

Quần áo các loại

4.289.080

268,13

65,07

11.488.515

48,25

Găng tay

2.820.764

69,91

-23,40

8.957.011

9,62

Quần áo Vest

3.342.443

110,59

67,64

8.942.055

79,01

Quần áo thể thao

3.565.443

258,59

131,37

8.116.631

58,03

Hàng may mặc

2.268.985

401,74

78,30

4.486.664

44,09

Quần áo BHLĐ

2.135.338

248,55

17,51

4.197.860

53,81

áo len

1.544.962

37,50

137,13

3.766.724

51,06

áo y tế

978.062

158,73

-24,62

2.394.584

-20,62

Khăn bông

924.027

193,41

-23,89

1.845.392

-35,77

Bít tất

557.166

217,05

523,91

1.274.717

202,73

áo nỉ

955.691

-

43,40

1.077.729

-19,44

áo Ghilê

364.753

73,19

-42,38

944.515

-14,56

PL may

238.380

411,14

-

711.443

21,29

Khăn

86.813

-16,71

-2,98

586.116

192,15

Khăn lông

155.464

21,38

-

433.004

-18,63

áo Kimono

517

-99,25

-

307.381

-

áo gió

12.195

-64,67

-86,66

195.395

-49,42

Khăn tắm

-

-

-

186.330

-

Quần áo m­ưa

18.716

-57,37

-76,03

162.610

-12,80

áo lễ hội

53.489

-

-87,45

122.643

-77,76

áo đạo hồi

-

-

-

96.232

-

Tạp dề

40.522

244,57

56,56

64.262

51,65

Màn

5.139

-71,22

-88,59

45.762

-44,30

Chăn

5.655

135,64

-

15.674

-

Việt Nam và cơ hội ưu đãi thuế suất từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương:

Mới đây, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership - TPP), bao gồm 9 nền kinh tế của 3 châu lục là Brunay, Chile, Malaysia, New Zealand, Oxtralia, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã có phiên đàm phán thứ 6. TPP hứa hẹn sẽ mang lại bước nhảy vọt cho nền kinh tế Việt Nam với những ưu đãi về thuế suất xuất khẩu. Trong đó, Mỹ - thị trường đang mở ra rất nhiều cơ hội và hấp dẫn nhất, là đích nhắm lớn nhất của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có hàng dệt may.

Nếu đàm phán thành công thì 95 dòng sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện nay sẽ được hưởng thuế suất 0%. Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu dệt may vào Mỹ đạt hơn 6,1 tỷ USD và chiếm 43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Không chỉ dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước, dệt may cũng giữ vai trò quan trọng tại thị trường rất tiềm năng như Mỹ.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào thị trường Mỹ, sau Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 vào Mỹ nhưng Việt Nam mới chiếm khoảng 5-6% về thị phần tại thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may gần 95 tỷ USD/năm. Rõ ràng, với nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ hiện nay, cùng những ưu đãi trong cam kết đạt được của TPP, dệt may Việt Nam có cơ hội rất lớn để gia tăng xuất khẩu và mở rộng thị phần tại đây.    

Khó khăn: Tuy nhiên, tại thời điểm này, kịch bản có lợi cho dệt may Việt Nam vẫn chưa chắc chắn. Mối quan tâm và rào cản lớn nhất hiện nay của dệt may Việt Nam, đó là yêu cầu quy tắc xuất xứ “phải dùng vải sợi sản xuất từ các nước thành viên TPP để sản xuất hàng dệt may ”. Đây là công đoạn khó đối với ngành dệt may Việt Nam. Vì với thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, dệt may Việt Nam khó lòng đáp ứng tốt quy tắc này. Nếu phải tuân thủ yêu cầu xuất xứ này thì dệt may Việt Nam khó tận dụng được để hưởng thuế suất ưu đãi. Vì trong chuỗi sản xuất khép kín từ trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, may sản phẩm thì Việt Nam chỉ mới có ưu thế ở đoạn cuối là may. Trong khi đó, dệt, nhuộm, hoàn tất vải vẫn là khâu yếu nhất của chúng ta. Có một nghịch lý đang diễn ra, hiện Việt Nam dư thừa sợi, xuất khẩu đến 60%-70% lượng sợi sản xuất trong nước ra nước ngoài nhưng phải nhập hầu hết lượng vải ở nước ngoài vào để sản xuất. Với thực lực hiện tại của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước thì rõ ràng yêu cầu xuất xứ phía Mỹ đưa ra là một bất lợi đối với ngành dệt may.

Việc đàm phán vẫn chưa có kết quả chính thức, tuy nhiên, chúng ta hi vọng sẽ có một kết quả tốt đẹp giống như những lần đàm phán song phương, đa phương với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… ngành dệt may Việt Nam đã đạt được thỏa thuận khá thuận lợi cho xuất khẩu dệt may. Ví dụ như chỉ với yêu cầu xuất xứ về 2 công đoạn cắt và may tại Việt Nam, xuất khẩu dệt may vào Hàn Quốc đang có nhiều lợi thế, với tăng trưởng rất cao trong năm 2010. Tại thị trường Nhật, dù yêu cầu xuất xứ có khắt khe hơn (phải dùng nguyên phụ liệu của Nhật, Việt Nam, một số nước ASEAN) nhưng dệt may Việt Nam cũng đã tận dụng tốt để tăng trưởng xuất khẩu trên 20% trong năm 2010, chiếm khoảng 10% thị phần tại thị trường này.

Một thuận lợi của dệt may Việt Nam là chúng ta đang nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía Hiệp hội nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ. Vì hơn ai hết, chính người tiêu dùng Mỹ sẽ được lợi khi hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ được hưởng thuế suất ưu đãi.

(Theo Tinthuongmai)

Nguồn: Vinanet