(VINANET) - Theo một báo cáo mới được công bố của OECD và FAO, sản lượng nông nghiệp toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 1,5% bình quân mỗi năm trong thập kỷ tới, so với mức tăng trưởng hàng năm là 2,1% trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012.

Mở rộng đất nông nghiệp bị hạn chế, chi phí sản xuất tăng cao, hạn chế nguồn lực phát triển và gia tăng áp lực môi trường là những yếu tố chính đằng sau xu hướng này.

Triển vọng nông nghiệp năm 2013-2022 của OECD-FAO dự đoán giá vẫn trên mức trung bình trong lịch sử về trung hạn đối với cả sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi do sự kết hợp của tăng trưởng sản xuất chậm lại và nhu cầu mạnh hơn, gồm cả nhu cầu nhiên liệu sinh học.

Báo cáo cho biết nông nghiệp đã trở thành một lĩnh vực ngày càng định hướng thị trường, trái với chính sách thúc đẩy trong quá khứ, do đó đưa ra cho các nước đang phát triển cơ hội đầu tư quan trọng và lợi ích kinh tế, dựa vào nhu cầu lương thực ngày càng tăng của các nước đó, khả năng tăng sản lượng và lợi thế so với nhiều thị trường trên toàn cầu.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt sản lượng, biến động giá cả và sự gián đoạn thương mại vẫn là một mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu. OECD / FAO cảnh báo: "Khi dự trữ lương thực ở các nước sản xuất và tiêu thụ chính vẫn còn thấp, rủi ro biến động giá được phóng đại. Hạn hán trên diện rộng như đã xảy ra trong năm 2012, thêm vào đó dự trữ lương thực thấp có thể tăng giá trên thế giới từ 15-40% "

Trung Quốc, với một phần năm dân số thế giới, tăng trưởng thu nhập cao và  một khu vực nông nghiệp - thực phẩm phát triển nhanh chóng, sẽ  có ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới. Trung Quốc dự kiến ​​vẫn tự cung tự cấp các cây lương thực chính, mặc dù sản lượng dự kiến ​​sẽ chậm lại trong thập kỷ tới do hạn chế về lao động đất, nước và lao động ở nông thôn.

Trình bày báo cáo tại Bắc Kinh, Tổng thư ký OECD Angel Gurria nói: "Triển vọng nông nghiệp toàn cầu là tương đối sáng sủa với nhu cầu mạnh mẽ, mở rộng thương mại và giá cả cao. Tuy nhiên, những hình ảnh này được giả định với phục hồi kinh tế tiếp tục . Nếu chúng ta không giữ vững nền kinh tế thế giới, đầu tư và tăng trưởng nông nghiệp thì sẽ bị ảnh hưởng và an ninh lương thực có thể bị tổn hại.”

Ông nói thêm ""Chính phủ cần phải tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển và giao thương,". “Cải cách nông nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong tiến bộ đáng kể của Trung Quốc với việc mở rộng sản xuất và cải thiện an ninh lương thực trong nước."

Tổng giám đốc FAO Jose Graziano da Silva cho biết: "Giá lương thực cao là một động lực để tăng sản lượng và chúng ta cần phải làm hết sức mình để đảm bảo rằng nông dân nghèo được hưởng lợi từ nền nông nghiệp . Chúng ta không quên rằng có tới 70% dân số sống với thực phẩm không an toàn trên thế giới tại khu vực nông thôn của các nước đang phát triển và nhiều người trong số họ là nông dân quy mô nhỏ và tự cung cấp "

Ông nói thêm: " Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu . Từ năm 1978, khối lượng sản lượng nông nghiệp đã phát triển gần như gấp 5 lần và đất nước này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong an ninh lương thực. Trung Quốc đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đầu tiên trong việc giảm đói nghèo. Trong khi sản xuất của Trung Quốc  mở rộng và an ninh lương thực đã được cải thiện, vấn đề tài nguyên và môi trường cần quan tâm nhiều hơn. Tăng trưởng trong chăn nuôi cũng có thể phải đối mặt với một số thách thức. Chúng tôi rất vui khi được làm việc với Trung Quốc để tìm ra giải pháp hữu hiệu và lâu dài."

Các nước đang phát triển

Dân số tăng lên, thu nhập cao hơn, đô thị hóa và chế độ ăn thay đổi, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chính sẽ tăng nhanh ở  Đông Âu và Trung Á, tiếp theo là Mỹ La-tinh và các nền kinh tế châu Á khác.

Tỷ trọng sản xuất toàn cầu từ các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng do đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách với các nền kinh tế tiên tiến. 

Ví dụ: Các nước đang phát triển dự kiến ​chiếm 80% của sự tăng trưởng trong sản xuất thịt toàn cầu và nắm phần lớn sự tăng trưởng thương mại trong 10 năm tiếp theo. Họ sẽ chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu thế giới của ngũ cốc thô, gạo, hạt có dầu, dầu thực vật, đường, thịt bò, gia cầm và cá vào năm 2022.

 FAO và OECD nhấn mạnh, để nắm được một phần của các lợi ích kinh tế, các chính phủ sẽ cần phải đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm khuyến khích đổi mới, nâng cao năng suất và cải thiện tích hợp trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Chính sách nông nghiệp cần phải giải quyết các bất ổn vốn có của thị trường hàng hóa với công cụ cải tiến để quản lý rủi ro đồng thời đảm bảo việc sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước và giảm tổn thất thực phẩm và chất thải.

Triển vọng của Trung Quốc

Tăng trưởng tiêu dùng của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vượt qua tăng trưởng sản xuất  0,3% một năm, báo hiệu sự mở cửa cởi mở hơn tuy nhiên vẫn khiêm tốn của lĩnh vực  nông nghiệp Trung Quốc.

Nhập khẩu hạt có dầu ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng 40% trong 10 năm tới, chiếm 59% thương mại toàn cầu.

Cả lĩnh vực thịt và sữa tiếp tục mở rộng dẫn đến nhập khẩu nhiều hơn các loại ngũ cốc. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ trở thành người tiêu dùng hàng đầu thế giới về thịt lợn trên cơ sở bình quân đầu người, vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2022. Trung Quốc  duy trì vai trò chủ đạo trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu, chiếm 63% sản lượng toàn cầu và  là nước xuất khẩu cá lớn nhất.

Tăng trưởng sản lượng dự kiến ​​sẽ chậm lại trong thập kỷ tới. Tình trạng không chắc chắn chính xung quanh triển vọng phát triển  nông nghiệp Trung Quốc cần được theo dõi chặt chẽ và giải quyết,  bao gồm mức độ bền vững của tăng trưởng kinh tế, nguồn lực sản xuất, suy thoái đất, cạn kiệt nước, và thay đổi sản lượng lớn hơn do biến đổi khí hậu.

Theo ước tính của FAO, an ninh lương thực của Trung Quốc đã được cải thiện với số người bị suy dinh dưỡng giảm gần 100 triệu người kể từ năm 1990, mặc dù có thêm 200 triệu người dân. Đảm bảo an ninh lương thực của khoảng 158 triệu người vẫn suy dinh dưỡng còn là một thách thức lớn.