(VINANET) – Ngày 03/03, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 200 – 300 đồng/kg so với phiên cuối tuần xuống 38.000 – 39.300 đồng/kg. Tiếp tục giảm thêm 200 đồng/kg chốt tại 37.800 – 39.100 đồng/kg là diễn biến giá cà phê phiên sáng nay 04/03. Như vậy giá đã giảm 400 – 500 đồng/kg so với phiên cuối tháng trước (28/02).

Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB sáng nay (04/03) giảm thêm 26 USD xuống 1.791 USD/tấn sau khi chốt giá tại 1.802 USD/tấn phiên hôm qua (03/03).

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường
Đơn vị
Ngày 28/02
Ngày 03/03
Ngày 04/03

FOB (HCM)

USD/tấn
1.817
1.802
1.791

Đắc Lắc

VND/kg
39.400
39.100
38.900

Lâm Đồng

VND/kg
38.200
38.000
37.800

Gia Lai

VND/kg
39.500
39.300
39.100

Trên thị trường thế giới, cả hai phiên qua và nay, giá cà phê giảm đồng loạt ở hai sàn London và NewYork.

Cụ thể phiên ngày 04/03:

Tại thị trường London, sàn ICE Futures Europe, giá cà phê robusta giảm khá nhẹ với mức giảm từ 0,21 – 0,79%. Kỳ hạn tháng 3 giảm ít nhất với 4 USD/tấn chốt giá tại 1867 USD/tấn. Giảm nhiều nhất ở kỳ hạn tháng 5 với 15 USD/tấn chốt giá tại 1892 USD/tấn. Tiếp theo đến kỳ hạn tháng 7 với giá giảm 13 USD/tấn xuống 1916 USD/tấn. Giá cao nhất phiên tại 1942 USD/tấn ở kỳ hạn tháng 9 sau khi giảm 11 USD/tấn.

Tại thị trường New York, sàn ICE New York, giá cà phê arabica giảm tương đối. Thấp nhất ở kỳ hạn tháng 3 với 1,65 cent/lb tương đương 1,22% xuống 135,1 cent/lb. Cùng giảm 2,15 cent/lb ở các kỳ hạn tháng 5, tháng 7 và tháng 9 tương ứng với mức giảm 1,55%; 1,52%; 1,49% chốt giá lần lượt tại 138,35 cent/lb; 141,35 cent/lb; 144,1 cent/lb.

Giá cà phê robusta tại London ngày 03/03 (Đơn vị tính: USD/tấn)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
1867
-4
-0,21 %
05/15
1892
-15
-0,79 %
07/15
1916
-13
-0,68 %
09/15
1942
-11
-0,57 %

Giá cà phê arabica tại NewYork ngày 03/03 (Đơn vị tính: Cent/lb)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
135,1
-1,65
-1,22 %
05/15
138,35
-2,15
-1,55 %
07/15
141,35
-2,15
-1,52 %
09/15
144,1
-2,15
-1,49 %

Phiên ngày 04/03:

Tại thị trường London, sàn ICE Futures Europe, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 và kỳ hạn tháng 9 giảm 0,47 – 0,48% chốt giá lần lượt tại 1858 USD/tấn và 1933 USD/tấn. Giảm trên 0,5% ở kỳ hạn tháng 5 xuống 1881 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 7 giảm 8 USD/tấn tương đương 0,42% xuống 1908 USD/tấn.

Tại thị trường New York, sàn ICE New York, giá cà phê arabica giảm mạnh với các mức giảm thấp nhất là 6,23% ở kỳ hạn tháng 9 tới 7,01% ở kỳ hạn tháng 3. Sau khi giảm 8,85 cent/lb giá xuống còn 126,25 cent/lb ở kỳ hạn tháng 3. Kỳ hạn tháng 5 và kỳ hạn tháng 6 giảm 8,5 - 8,6 cent/lb xuống lần lượt tại 129,75 cent/lb và 132,85 cent/lb. Chốt giá cao nhất phiên ở 135,65 cent/lb tại kỳ hạn tháng 9.

Giá cà phê robusta tại London ngày 04/03 (Đơn vị tính: USD/tấn)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
1858
-9
-0,48 %
05/15
1881
-11
-0,58 %
07/15
1908
-8
-0,42 %
09/15
1933
-9
-0,47 %

Giá cà phê arabica tại NewYork ngày 04/03 (Đơn vị tính: Cent/lb)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
126,25
-8,85
-7,01 %
05/15
129,75
-8,6
-6,63 %
07/15
132,85
-8,5
-6,4 %
09/15
135,65
-8,45
-6,23 %

Đồng Real tiếp tục suy yếu trong rổ tiền tệ và những cơn mưa lớn trên vành đai cà phê Brazil, là nguyên nhân làm giá cà phê Arabica kỳ hạn rơi xuống mức thấp 13 tháng.

Chuyên gia Jack Scoville, phó chủ tịch tập đoàn môi giới Price Futures tại Chicago, cho rằng cần chú ý thêm tình hình thời tiết cụ thể hơn vào cuối tuần này. Ông cũng nhấn mạnh, tuy hạn hán lại quay lại vùng trồng cà phê chủ chốt tại Brazil, song thời tiết dường như đang tốt lên.

Còn Chủ tịch Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC) Brazil - Ông Silas Brasileiro thì nhận xét lượng mưa trong tháng Ba sẽ thấp hơn mức trung bình nhiều năm và thời tiết hiện vẫn còn rất nóng.

Do bệnh gỉ sắt và hạn hán tại Brazil, sản lượng cà phê 2 niên vụ 2014-2015 và 2015-2016 thấp hơn dự báo của Volcafe ít nhất 10 triệu bao, ước tính của nhà đầu tư Mark Nucera.

Theo Tổ chức xuất khẩu cà phê lớn nhất Colombia, nước sản xuất arabica lớn thứ 2 thế giới, dự đoán sản lượng cà phê tại nước này sẽ đạt kỷ lục kể từ 2008.

Ngành cà phê Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê. Theo đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, sẽ có khoảng 80% sản lượng cà phê xuất khẩu trực tiếp cho các nhà tiêu thụ, các nhà rang xay nước ngoài, không qua khâu trung gian. Đây là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, dẫn nguồn trang tincaphe.

Theo số liệu điều chỉnh của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2015 đạt 2.206.667 bao, tăng 206.667 bao so với dự báo trước đó. Đồng thời dự báo xuất khẩu cà phê tháng 2 giảm 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1.820.000 bao do thị trường nghỉ lễ Tết âm lịch.

Dự báo này cao hơn so với xuất khẩu 1,42-1,67 triệu bao trong tháng 2 của giới thương nhân. Do vậy, nếu sử dụng con số dự báo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm niên vụ tháng 10/2014 – tháng 9/2015 đạt 8.943.333 bao, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Dẫn nguồn caphevietnam, Mark Nucera cho biết, tại Việt Nam – nước sản xuất robusta lớn nhất – tình trạng khô hạn từ tháng 3/2014 đến thời điểm hiện tại tồi tệ hơn những gì đã diễn ra trong đợt khô hạn năm 2010.

Tổ chức Cà phê Thế giới dự báo, tiêu thụ cà phê thế giới năm 2015 là 147,2 triệu bao. Niên vụ tới nguồn cung cà phê sẽ thiếu hụt 5 - 11 triệu bao, nguyên nhân là do giảm sản lượng ở các quốc gia sản xuất cà phê lớn và nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng.

Các thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam bao gồm: EU đạt 685 nghìn tấn, giá trị hơn 1,39 tỷ USD, tăng 38% về lượng và 38,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 42,5% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước; thị trường Hoa Kỳ đạt gần 154 nghìn tấn, giá trị 335 nghìn USD, tăng 22% về lượng và 23,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cà phê của cả nước.

Tuy nhiên, Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14% và 10,2%, tiếp theo là thị trường Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản… đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn của Việt Nam. Đặc biệt, theo các doanh nghiệp, xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc tăng trong những năm gần đây và là thị trường rất có lợi thế vì đường vận chuyển ngắn.

Hòa Phạm

Nguồn: Vinanet/Giacaphe.com