Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc (Bộ Y tế, Sở Y tế) tiếp tục tăng cường rà soát tính hợp lý của giá thuốc kê khai/kê khai lại là nguyên nhân khiến giá thuốc trên thị trường ổn định.

Nhìn chung, tại các trung tâm bán buôn và nhà thuốc bán lẻ, giá các mặt hàng thuốc tiếp tục ổn định, nguồn cung vẫn dồi dào, không có hiện tượng khan hiếm thuốc.

Giá bán lẻ trên thị trường của một số mặt hàng thuốc ổn định, cụ thể:

Tên thuốc
Đơn vị tính
Xuất xứ/Nhà SX
Giá bán lẻ (đ/đvt)
Tăng/giảm (%)
Kỳ trước
Kỳ này
Amoxilin nhộng/500mg
vỉ 10 viên
Cty CP Hoá-Dược phẩm Mekophar
6.000
6.000
0%
Hoạt huyết dưỡng não
vỉ 10 viên
Cty CP Traphaco
13.000
13.000
0%
Cảm xuyên khương
vỉ 10 viên
Cty CP DP Yên Bái
6.000
6.000
0%
Kim tiền thảo
vỉ 10 viên
Cty CP DP OPC
11.000
11.000
0%
Berberin
lọ 100 viên
Cty CP Dược trang thiết bị y tế Bình Định (Bidipharm)
3.000-4.000
3.000-4.000
0%
Vitamin B1
lọ 100 viên
Cty CP DP TW1
3.000
3.000
0%
VitaminC
lọ 100 viên
Cty CP DP TW1
5.000
5.000
0%
Cefuroxim 125mg
viên
Cty CP DP Tipharco
4.000
4.000
0%
Ziniat 125
gói
Cty CP DP Trung ương (Vidipha)
15.000
15.000
0%
Zinnat 250mg
viên
Glaxo Operation UK Ltd.
13.000
13.000
0%
Cravit Tab 500
viên
Daichi Pharmaceutical Co.,Ltd
6.000
6.000
0%
Losec 20mg
viên
AstraZeneca Singpore Pte.,Ltd
26.000
26.000
0%

Nguyên nhân: Các đại lý và nhà thuốc còn hàng dự trữ trước kỳ nghỉ Tết, bán với giá ổn định so với thời điểm trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán; bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc (Bộ Y tế, Sở Y tế) tiếp tục tăng cường rà soát tính hợp lý của giá thuốc kê khai/kê khai lại là nguyên nhân khiến giá thuốc trên thị trường ổn định

Dự báo: Dự báo trong 15 ngày cuối tháng 2/2013, giá thuốc nội và ngoại cơ bản giữ ổn định.

Nhập khẩu

Theo số thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 1/2 đến ngày 15/2/2015, cả nước đã nhập khẩu 54,9 triệu USD hàng dược phẩm, tính lũy kế tính từ đầu năm cho đến ngày 15/2 thì kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 196,1 triệu USD.

Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 27 thị trường trên thế giới trong đó Ấn Độ là thị trường chủ yếu,trong tháng 1/2014, Việt Nam đã nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này là 23,2 triệu USD, tăng 7,49% so với tháng 12/2013 và tăng 19,22% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường đứng thứ hai sau Ấn Độ là Pháp với kim ngạch 15,6 triệu USD, giảm 9,15% so với tháng 1/2013 và giảm 28,17% so với tháng 12/2013.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thịt rường khác nữa như Hàn Quốc, Đức, Italia, anh, Bỉ, Thụy Sỹ,….

Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu thì nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Canada có tốc độ tăng mạnh nhất, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,4 triệu USD, nhưng tăng 284,39% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dược phẩm tháng 1/2014 –ĐVT: USD

 
KNNK T1/2014
KNNK T1/2013
% so sánh cùng kỳ
Tổng KNNK
141.503.459
144.279.160
-1,92
Ấn Độ
23.213.528
19.470.354
19,22
Pháp
15.618.636
17.192.064
-9,15
Hàn Quốc
13.341.465
13.375.607
-0,26
Đức
13.069.041
13.138.833
-0,53
Italia
11.516.323
7.796.438
47,71
Anh
7.062.733
6.363.572
10,99
Bỉ
4.833.483
4.032.940
19,85
Thuỵ Sỹ
4.456.295
5.794.358
-23,09
Trung Quốc
4.407.242
3.500.898
25,89
Tây Ban Nha
3.747.994
2.056.729
82,23
Hoa Kỳ
3.637.702
2.315.910
57,07
Áo
3.567.747
3.865.561
-7,70
Oxtrâylia
3.283.161
3.731.167
-12,01
Thái Lan
2.632.584
5.024.092
-47,60
Thuỵ Điển
2.478.440
2.272.828
9,05
Canada
1.409.326
366.641
284,39
Achentina
1.380.407
2.543.980
-45,74
Đài Loan
1.317.456
1.811.010
-27,25

Indonesia

1.288.011
1.572.072
-18,07
Ba Lan
1.244.223
1.093.982
13,73
Đan Mạch
1.149.844
1.078.330
6,63
Malaixia
1.096.641
 
*
Nhật Bản
576.145
1.425.806
-59,59
Hà Lan
512.234
1.923.299
-73,37
Xingapo
511.982
835.711
-38,74
Philippin
171.513
728.847
-76,47
Nga
 
308.181
*

Trong bản Chiến lược phát triển quốc gia ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020 thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm.

Chiến lược này đặt mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Chiến lược cũng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020, 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Đồng thời, vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

Cùng với đó, 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).

Quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả xây dựng 5 trung tâm phân phối thuốc tại miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ...

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Thời báo tài chính online, VOV


Nguồn: Vinanet