Tại Thái Lan, nhiều khách hàng vẫn đang hỏi mua, song hầu hết các nhà xuất khẩu không muốn ký hợp đồng  bán mới vào lúc này do thu mua lúa gạo từ nông dân và các nhà xay xát rất khó khăn. Giá thóc gạo nội địa tại đây leo thang từng ngày, vậy nên ký hợp đồng lúc này có thể sẽ khiến họ bị lỗ. Đồng Baht mạnh cũng là lý do khiến các nhà xuất khẩu thận trọng.
Về phía khách hàng, dự đoán giá gạo sẽ còn tăng hơn nữa do nguồn cung khan hiếm khiến họ ráo riết tìm nguồn hàng để mua.
Gạo 100% B của Thái Lan có giá chào bán vững ở mức 480-490 USD/tấn trong tuần qua, trong khi gạo 5% tấm vững ở 470 – 480 USD/tấn, còn gạo 100% đồ giá chào bán là 480-510 USD/tấn, FOB Bangkok.
Tại Việt Nam, giá gạo cũng vững ở mức cao bởi các nhà xuất khẩu vẫn đang nỗ lực hoàn tất những hợp đồng đã ký từ trước. Các nhà xuất khẩu tư nhân đang chờ đợi chính phủ cho phép họ khôi phục hoạt động xuất khẩu. Tuần trước, Bộ Thương mại đã ký sắc lệnh cấm các nhà cung cấp tư nhân ký hợp đồng kỳ hạn giao tháng 3 bởi nguồn cung nội địa đang rất khan hiếm.
Gạo 5% tấm của Việt Nam hiện có giá chào bán 460 – 465 USD/tấn, FOB Thành phố Hồ Chí Minh, cũng vững so với tuần trước.
Việt Nam hy vọng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 4-4,5 triệu tấn gạo trong năm nay, mặc dù điều kiện thời tiết ở miền Bắc khắc nghiệt. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu trong quý III có thể sẽ giảm xuống dựa theo báo cáo về năng suất lúa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo lệnh của Thủ tướng, các ban ngành có liên quan phải giám sát chặt chẽ tình hình nguồn cung trên thị trường gạo ở mọi giai đoạn, cân đối giữa nhu cầu xuất  khẩu và nguồn cung nội địa, đồng thời đảm bảo sự ổn định giá cả cũng như an ninh lương thực quốc gia.
Giá chào bán gạo xuất khẩu ngày 27/2:

Loại
27/2
Thái Lan, 100% B
480-490 USD/tấn
5% tấm
470 – 480 USD/tấn
100% đồ
480-510 USD/tấn
Việt Nam, 5% tấm
460 – 465 USD/tấn
 

Nguồn: Vinanet