Đảo ngược xu hướng giảm của ngày hôm trước, giá ngô và đậu tương kỳ hạn tại Chicago đã tăng mạnh vào giữa ngày giao dịch, khi đồng USD giảm giá trở lại so với các đồng tiền khác, mở ra triển vọng nhu cầu mạnh đối với hàng hoá Mỹ - nước sản xuất ngô và đậu tương lớn nhất thế giới.

Chỉ số đồng USD có lúc giảm 0,3% xuống 75,854 trong ngày 27/10, sau khi tăng tới 76,122, mức cao nhất kể từ ngày 13/10. Đồng USD giảm giá khiến cho hàng hoá Mỹ trở nên rẻ hơn nếu mua bằng những tiền tệ khác.

Ngày trước đó, 26/10, giá ngô đã có mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ tháng 6, giảm 5%. Nguyên nhân cũng liên quan tới đồng USD, nhưng là do USD tăng giá làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Mỹ.

Trong ngày 27/10/2009, có lúc giá ngô tăng 0,7%, khi Chỉ số đồng USD có ngày giảm đầu tiên trong vòng 4 ngày so với 6 đồng tiền chủ chốt, làm tăng nhu cầu mua ngô như một địa điểm đầu tư thay thế các loại hình đầu tư khác.

Trong phiên giao dịch đầu giờ chiều ngày 27/10, giá ngô kỳ hạn tháng 12 tại Chicago tăng 2,75 US cent lên 3,8075 USD/bushel. Ngày 23/10, ngô đã từng đạt giá 4,135 USD/bushel, mức cao nhất kể từ ngày 22/6/2010.

Cũng trong ngày 27/10, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1 tại Chicago có lúc tăng 0,7% đạt 9,96 USD/bushel. Hợp đồng này đã từng đạt giá 10,2925 USD/bushel vào ngày 23/10, mức cao nhất kể từ ngày 14/8/2010.

Lúc này, yếu tố thời tiết vẫn đang chi phối thị trường nông sản Mỹ. Hiện vẫn chưa chắc chắn về sản lượng ngô và đậu tương Mỹ năm nay.

Tuy nhiên, cả ngô và đậu tương đều không duy trì được mức giác cao cho tới cuối ngày. Lúc đóng cửa giao dịch, đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 giảm 13 US cent xuống 9,72 USD/bushel, trong khi kỳ hạn tháng 1 giảm 12 ¼ US cent xuống 9,76 ½ USD/bushel.

Khô đậu tương kỳ hạn tháng 12 giảm giá 7,20 USD xuống 287,60 USD/tấn, trong khi dầu đậu tương cùng kỳ hạn giá giảm 15 điểm xuống 37,48 US cent/lb.

Ngô cũng mất mốc giá cao vào lúc đóng cửa, với hợp đồng kỳ hạn tháng 12 giảm 7 ¼ US cent xuống 3,70 ¾ USD/bushel, trong khi kỳ hạn tháng 3 giảm 7 US cent xuống 3,83 USD/bushel.

Tại Mỹ, khoảng 20% vụ mùa ngô đã thu hoạch tính tới thời điểm 25/10, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 58% của 5 năm qua. Diện tích đậu tương đã thu hoạch tính tới thời điểm đó là 44%, cũng thấp hơn rất nhiều so với 80% của 5 năm qua.

Việc thu hoạch chậm, nhất là đậu tương, có thể ảnh hưởng tới năng suất nhiều hơn so với những tính toán ban đầu.

Theo Trung tâm Thông tin Dầu và Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương vào nước này có thể giảm xuống 2 – 2,2 triệu tấn trong tháng 10, và dự kiến sẽ chỉ hồi phục vào tháng 11. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất trên thị trường hạt có dầu thế giới.

Các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi Hàn Quốc đang tìm mua 135.000 tấn khô đậu tương, kỳ hạn giao tháng 3 – tháng 5 năm tới.

Trên thị trường lúa mì, hợp đồng kỳ hạn tháng 12 giá giảm 1,1% xuống 5,21 USD/bushel tại Chicago trong ngày 27/10, và kết thúc ở mức 5,2725 USD/bushel. Hợp đồng này đã mất giá 3,8% trong ngày này, mức giảm mạnh nhất kể từ 25/9/2009.

Thị trường lúa mì có diễn biến giá trái ngược với các loại ngũ cốc khác do hoạt động bán kiếm lời, khi các thương gia cho rằng  nhu cầu lúa mì xuất khẩu sẽ chậm lại.

Giá ngũ cốc tại Chicago ngày 27/10/2009:

Kỳ hạn

Giá 27/10

+/-

Ngô, US cent/bushel

T12/09

 370,6

-7,2

T3/10

 383,0

-7,0

T5/10

 391,6

-7,0

Lúa mạch, US cent/bushel

T12/09

 244,0

-3,4

T3/10

 257,4

-3,4

T5/10

 265,4

-3,4

Lúa mì, US cent/bushel

T12/09

 503,2

 -23,6

T3/10

 522,0

 -24,2

T5/10

 534,0

 -23,6

Đậu tương, US cent/bushel

T11/09

 973,4

 -13,0

T1/10

 976,4

 -12,2

T3/10

 978,4

-9,6

Dầu đậu tương, US cent/lb

T12/09

37,48

-0,15

T1/10

37,93

-0,15

T3/10

38,26

-0,17

Khô đậu tương, USD/tấn

T12/09

287,6

 -7,2

T1/10

281,9

 -6,1

T3/10

279,4

 -5,5

 

 

Nguồn: Vinanet