Thị trường thép dẹt châu Âu không mấy khả quan, nhu cầu yếu, cung dư thừa, số lượng hợp đồng giao dịch ít, nhiều công ty hoạt động thua lỗ. Nhu cầu tiêu thụ thép dẹt từ người sử dụng cuối cùng tiếp tục chậm lại tại Châu Âu và kết quả là các nhà phân phối cũng không ký được nhiều hợp đồng. Môi trường chính trị bất ổn và kinh tế nghèo nàn góp phần làm cho tình hình nhìn chung tồi tệ, nhiều công ty lớn tại nhiều nước bị lỗ nặng và một số đang đứng bên bờ vực phá sản. Cạnh tranh hết sức mạnh mẽ. Năm 2013 được xem là năm mà các nhà sản xuất, các trung tâm dịch vụ và những người sử dụng cuối cùng cần phải sống sót hơn là phát triển thịnh vượng.

Tại Đức, các nhà máy đã thất bại trong việc duy trì mức tăng giá mà họ hy vọng trong quý 2. Thực tế, các số liệu cơ bản đối với tất cả sản phẩm thép dẹt giảm chút ít trong tháng 4/2013. Các nhà sản xuất để thu hút khách hàng đã tăng tiền chiết khấu song thị trường nhìn chung trầm lắng. Dự trữ tại trung tâm dịch vụ ổn định song các nhà phân phối vẫn không đủ lòng tin để tái thiết dự trữ của họ.

           Tại Pháp, hoạt động thương mại chậm chạp. Khách hàng đã đưa ra nhu cầu song không đi đến ký kết hợp đồng trong khi đầu tư khan hiếm. Do vậy, các trung tâm dịch vụ đang do dự ký hợp đồng và giá bị áp lực giảm. Việc giảm giá bán có thể sẽ diễn ra 2 hoặc 3 lần do cạnh tranh mạnh mẽ.

            Tại Italya, tình hình bất ổn chính trị tại Italia khiến ngành thép lâm vào tình cảnh tồi tệ. Các nhà phân phối cần có tiền mặt đang bán với giá rất rẻ song khi mức dự trữ của họ hiện ở mức tối thiểu.

           Thị trường Anh trầm lắng không có sự cải thiện về tiêu thụ. Xu hướng nghèo nàn có nghĩa là dự trữ không được làm đầy do người mua chỉ có nhu cầu nhỏ. Hầu hết các lợi thế cơ bản trong tháng 3 đã bị trôi tuột trong tháng 4. Nhìn chung, các trung tâm dịch vụ đã xắp xếp hợp lý hóa giao dịch của họ phù hợp với nhu cầu thấp.

          Những người tham gia thị trường Bỉ không có lý do để lạc quan trong ngắn hạn vì hoạt động giao dịch trầm lắng. Thời tiết xấu và bất ổn về chính trị trong vùng Euro không giúp đỡ tình hình. Nhu cầu tiêu thụ từ người sử dụng cuối cùng Tây Ba Nha đình đốn, đặc biệt trong các ngành xây dựng và ô tô. Các nhà phân phối đang mua với thái độ rất thận trọng và các nhà máy có ít hợp đồng. Các nhà máy không dám tăng giá vì nguồn cung dư thừa. Lúc này, giá dường như ổn định song triển vọng bấp bênh.