Tại New York, giá vàng giao tháng 12/09 hôm qua giảm 12,90 USD tương đương 1,4% so với phiên cuối tuần trước, và đóng cửa ở 935,80 USD/ounce - mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ ngày 28/7. Trước đó, kim loại quý này có lúc giảm còn 931,30 USD/ounce - mức thấp nhất của giá vàng giao ngay kể từ ngày 30/7.

Giá vàng giao ngay tại đây cũng giảm 14,45 USD xuống còn 934,10 USD/ounce. Kim loại quý này từng đạt mức cao nhất trong vòng 2 tháng là 971,68 USD/ounce hôm 06/8.

Đồng USD hôm qua đã có phiên tăng thứ 2 liên tiếp so với 6 đồng tiền chính trong rổ tiền tệ.

Các nhà phân tích cho rằng, giá vàng giảm mạnh trong phiên 17/8 ngoài đồng USD tăng giá còn do lòng tin tiêu dùng giảm sút. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á và châu Âu đồng loạt mất điểm khi kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thấp hơn dự đoán cũng khiến giá vàng đi xuống.

Các chuyên gia của Logic Investment Services nhận định, kim loại vàng đã được hưởng lợi khi các nhà đầu tư từ bỏ đồng USD để lao vào chứng khoán trong những phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, lực bán tháo chứng khoán từ châu Á mà cụ thể là Trung Quốc đã khiến mọi chuyện đảo lộn. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải mất tới 5,8% trong phiên hôm qua, mức giảm mạnh nhất trong năm khi thị trường nhận tin Bắc Kinh sẽ làm nguội bớt đà tăng nóng của chứng khoán. Điều này khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán Mỹ khi lo ngại tương tự. Chỉ số chứng khoán Mỹ cũng mất điểm mạnh khi S&P500 mất đi 2,17%, Dowjones cũng mất 1,4%.

Những kim loại khác phục vụ công nghiệp như đồng đã giảm 3,5% và palladium cũng giảm 3,2%. Các kim loại này đã tăng giá trong những tháng trước khi các nhà đầu tư cho rằng kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi mạnh mẽ mà bắt nguồn là từ Trung Quốc, thị trường được cho là hồi phục sớm nhất thế giới. Những dấu hiệu hồi phục kinh tế được nhận thấy trên toàn cầu khi chứng khoán khắp nơi tăng điểm, nhất là từ thời điểm cuối tháng 7 vừa qua.

Tuy nhiên, trong tuần lễ gần đây, một vài điểm cần lưu ý rằng giá chứng khoán đang bay cao cũng thị trường hàng hoá và điều này cần một sự điều chỉnh. Rất nhiều lượng hàng hoá bất chấp nhu cầu chưa thực sự mạnh đã thoải mái tăng giá (như dầu) khiến cho đà tăng không ổn định.

Vàng - kim loại quý được buôn bán nhiều nhất - đã tăng khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự đảm bảo an toàn tài sản trước lạm phát trong tương lai. Vàng cũng là một loại hàng hoá, nó cũng tăng điểm chung so với đà tăng của toàn cầu và dĩ nhiên khi bị điều chỉnh thì vàng cũng bị điều chỉnh theo. Lúc này, vàng và các tài sản mua bán bằng USD lại trở thành các tài sản rủi ro hơn lục nào hết. Khi đồng bạc xanh mạnh lên, giá trị của nó lại giảm xuống.

Nhà phân tích James Moore của TheBullionDesk.com, nhận định giá vàng có thể tiếp tục biến động trong khoảng từ 920-960 USD/ounce tùy vào tình hình của đồng USD và những biến động trên thị trường chứng khoán.

Còn Standard Bank thì nhận xét, vàng vật chất đang được mua vào tại một số nơi ở châu Á, sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường vàng. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Vàng Bombay, nhập khẩu vàng vào Ấn Độ trong tháng 7 đạt 7,8 tấn.

Một cuộc khảo sát của hãng Bloomberg đối với 27 thương gia về xu hướng vàng tuần này cho thấy có 13 trong số họ nhận định vàng sẽ tăng giá trong tuần này, 6 người cho rằng giá sẽ giảm còn 8 người nhận định không biến động.

Nguồn: Vinanet