Thị trường xuất khẩu cao su hoạt động thất thường, thiếu tập trung. Trong tuần, chỉ từ 1 -2 ngày có giao dịch, sản lượng mỗi ngày đạt khoảng từ 100 đến 200 tấn cao su khối SRV3L. Các chủng loại cao su khối SRV3L. Các chủng loại cao su sơ chế khác hầu như đã ngừng giao dịch tại đây, để chuyển đi xuất cho các thị trường khác. Hiện nay, giá xuất khẩu cao su khói SRV3L tham gia giao dịch dao động từ mức 22.600 NDT/tấn đến 23.000 NDT/tấn. Các cơ quản lý về xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vẫn duy trì việc ngăn chặn các doanh nghiệp và thương gia phía đối tác nhập khẩu cao su Việt Nam theo cơ chế thị trường tự do kiểu “biên mậu”. Có tin nói rằng phía bạn còn giữ trạng thái này một thời gian khá lâu nữa để chấn chỉnh tình hình kinh doanh xuất, nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu Đông Hưng.

Mủ cao su nguyên khai mới đang được các đối tác Trung Quốc trả giá cao để hút hàng xuất khẩu từ Việt Nam, giao dịch theo hệ chính ngạch. Mức giá trần mủ cao su nguyên khai phía đối tác nêu ra là 17.500 NDT/tấn hàm lượng 70%, tăng 1.500 NDT/tấn so với trước. Mặt hàng nguyên liệu thô này phía Trung Quốc khuyến khích nhập khẩu hệ chính ngạch, miễn thuese và được tạo mọi thuận lợi trong giao chuyển hàng qua cửa khẩu. Nhu cầu về sản lượng của đối tác rất lớn, nhằm thay thế một phần về cao su sơ chế đóng bánh đang bị ngăn chặn nhập khẩu theo hệ “biên mậu”.

Thị trường Trung Quốc tuy có dồi dào các mặt hàng kính nổi, kính xây dựng và kính công nghiệp, nhưng hiện lại cung không đủ cầu mặt hàng kính an toàn. Vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc đã mở rộng tiếp thị với cá đối tác Việt Nam để ký hợp đồng nhập khẩu kính an toàn. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam sang thị trường khu vực nam Trung Quốc trong tháng 5. Từ đầu tháng đến nay, các doanh nghiệp đã xuất được 82.000 mét vuông kính an toàn các loại, tất cả đều là kính hai lớp, độ dày từ 6,38mm đến 20,38mm, với hai màu trong suốt và xanh nhạt. Dự báo từ nay đến hết quý 3.2010, nhu cầu nhập khẩu kính an toàn của phía đối tác Trung Quốc vào khoảng 120.000 mét vuông/tháng, tăng hơn hiện nay khoảng 15%.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc đang gia tăng từ 20% đến 30% so với quý I/2010, kim ngạch tháng 5 ước đạt 6,25 triệu NDT. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vải, sợi, trong đó các loại vải sợi công nghiệp chiếm 70%,còn lại là vải sợi cotton. Dự báo nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may sẽ tăng mạnh từ tháng 6 đến hết quý 3/2010.

(TT)

Nguồn: Vinanet