Xuất phát từ điều đó, rất nhiều nước đã đưa ra những dự án lớn về nghiên cứu và phát triển nhựa sinh học có thể phân huỷ.
Tiêu thụ nhựa và bọt biển tăng nhanh trên toàn cầu đã làm gia tăng khối lượng rác thải, đe doạ không chỉ tới môi trường mà tới cả đời sống của con người.
Mỗi năm, Thái Lan thải ra trên 2,3 triệu tấn phế thải nhựa và bọt biển. Về lý thuyết, họ phải mất hàng trăm năm để những phế thải nhựa và hoá dầu này được tiêu huỷ hoàn toàn. Mà trong quá trình phân huỷ, nó sẽ đưa những chất rất có hại cho môi trường và sức khoẻ con người và đất và không khí.
Thế vận hội Olympic Bắc Kinh Hè 2008 sẽ tới vào tháng 8/2008 với biểu tượng là Olympic Xanh, và vấn đề toàn bộ giấy gói và đồ lưu niệm phải làm từ vật liệu nhựa sinh học đã được đặt ra, điều này cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ những vật liệu này.
Nhựa sinh học có rất nhiều ưu điểm. Nó an toàn cho môi trường vì được làm từ nguyên liệu sinh học có nguồn gốc nông sản như sắn, ngô, gạo, mía… Nhựa sinh học không làm từ nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ - mặt hàng có giá đang không ngừng tăng trên thị trường thế giới. Giá dầu mỏ tăng làm cho giá hạt nhựa liên tiếp tăng mạnh. Do vậy nhựa sinh học đang thu hút được sự chú ý lớn của các nhà đầu tư.
Ở Thái Lan, ngành nhựa sinh học được xem là một ngành mới, sẽ góp phần làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái lan trong tương lai. Nó không những hứa hẹn sẽ đem lại lợi  nhuận lớn cho các nhà đầu tư, mà còn có lợi cho nông dân, các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì Thái Lan cần phải phát triển tiềm năng sản xuất những nông sản nguyên liệu như sắn, ngô… Bột sắn và bột ngô là một trong những nguyên liệu phổ biến để sản xuất nhựa sinh học.
 

Nguồn: Vinanet