Theo đó, PVC kêu gọi các nhà đầu tư tham gia hợp tác, đầu tư vào các công ty mà PVC đang nắm cổ phần chi phối hoặc có vốn góp như Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô thị dầu khí (PTL) với dự án chung cư Thăng Long (quận 2, Tp.HCM), Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô (PFL) với dự án khu đô thị Dầu khí Đức Giang (Hà Nội) 78,2 ha, dự án Xuân Phương (Hà Nội) hơn 3.400 m2; Công ty Cổ phần Dầu khí Nha Trang với dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh 172 ha.

Ngoài ra, PVC cũng kêu gọi đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng thương mại Dầu khí IDICO với dự án khu công nghiệp Long Sơ Vũng Tàu hơn 850 ha, dự án chung cư Huỳnh Tuấn Phát (quận 7, Tp.HCM) hơn 33.000 m2…

Theo Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) Nguyễn Hùng Dũng, các dự án của PVC đều là những dự án có tiềm năng  song do chủ trương của Chính phủ là Petro Vietnam và PVC phải thoái vốn trong lĩnh vực bất động sản để tập trung ngành nghề chính, nên doanh nghiệp này phải thực hiện chỉ đạo.

Còn theo thống kê của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), ngành xây lắp và vật liệu xây dựng có gần 170 doanh nghiệp đã được niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX, giá trị vốn hóa hơn 60.350 tỷ đồng, chiếm hơn 5% tổng vốn hóa toàn thị trường.

Ngành bất động sản và hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có khoảng gần 70 doanh nghiệp niêm yết có tổng vốn hóa hơn 151.000 tỷ đồng, chiếm hơn 12% tổng vốn hóa thị trường.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp - bất động sản có tổng mức vốn hóa trên dưới 18% toàn thị trường niêm yết, trong khi trước năm 2010, mức vốn hóa của nhóm ngành này chỉ dưới 10% thị trường.

Theo Bảo Anh
VnEconomy

Nguồn: VnEconomy