Nông dân tại Việt Nam, nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới, sẽ bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng này và cà phê vụ mới sẽ trộn lẫn với cà phê vụ cũ để xuất khẩu cho đến cuối tháng 11 khi vụ thu hoạch này vào đỉnh điểm.
Một thương nhân tại công ty nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “việc phân phối hoàn toàn cà phê vụ mới sẽ bắt đầu vuối tháng 12”.
Kết thúc mùa mưa bình thường vào cuối tháng 10 có thể làm gián đoạn những tuần đầu tiên của vụ thu hoạch tại Tây Nguyên, một nhà dự báo thời tiết cho biết.
Các thương nhân chó biết họ cũng theo dõi sự phát triển của các cơn bão mà có thể gây mưa nhiều hơn tới khu vực trồng trọt.
Mưa trong vụ thu hoạch ngăn cản việc thu hái và có thể làm giảm chất lượng cà phê trong quá trình sấy khô.
Một thương nhân cho biết “vào đầu vụ thu hoạch mới, giá cao vì thế tâm lý người bán được cải thiện”. Năm niên vụ cà phê Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 tới tháng 9 năm sau.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 trên sàn ICE chốt phiên hôm 5/10 tăng 1,8% lên 1.994 USD/tấn. Cà phê robusta giao dịch từ 41,3 tới 41,7 triệu đồng/tấn (1.852 – 1.870 USD)/tấn hôm 6/10 tại Đắk Lắk, tỉnh trồng cà phê lớn nhất đất nước, tăng 15% so với một năm trước.
Cà phê robusta Việt Nam loại 2 được chào ở mức trừ lùi 25 – 30 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 trên sàn ICE.
Mức cộng của cà phê loại 1, tương tự như cà phê Sumatran, được chào ở mức 10 – 20 USD/tấn, thu hẹp so với mức cộng 25 – 30 USD một tuần trước.
Cà phê robusta loại 4, 80% hạt khiếm khuyết của Indonesia được chào ngang hay ở mức cộng 3 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11, giảm nhẹ so với mức cộng 5 USD/tấn một tuần trước.
Các nhà xuất khẩu tại Lampung, khu vực trồng cà phê chủ yếu của Sumatra cho biết không có sự thay đổi trong cung, cầu và giao dịch vẫn yếu.
Việt Nam và Indonesia cung cấp tổng thể 28% cà phê toàn cầu.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet