Việc thu hoạch được dự kiến đạt đỉnh điểm trong một tháng tại vành đai cà phê Tây Nguyên, làm tăng nguồn cung của loại robusta được sử dụng chủ yếu cho cà phê hòa tan.
Robusta kỳ hạn tăng lên mức cao 20 tháng trong tuần này và có thể ở xu hướng giá tăng, với các thương gia dự kiến sản lượng của Việt Nam giảm tới 15% do hạn hán đầu năm nay.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 trên sàn ICE chốt phiên 12/10 tăng 0,5% lên 2.038 USD/tấn sau khi lên 2.042 USD, cao nhất đối với hợp đồng giao ngay kể từ tháng 2/2015.
Theo xu hướng tăng, giá robusta tại Việt Nam tăng lên 42,1 triệu đến 42,7 triệu đồng/tấn trong hôm 13/10, cao nhất kể từ cuối tháng 5/2013, sau khi chạm mức 1.906 USD/tấn trong ngày trước đó.
Một lái thương ở công ty nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện nay rất kho thu mua từ nông dân. Khi giá ở London đang tăng nhiều người không sẵn sàng bán hiện nay.
Mức trừ lùi của cà phê robusta Việt Nam loại 2 được nới rộng thành 30 – 40 USD/tấn với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 trên sàn ICE từ mức trừ lùi 25 - 30 USD/tấn một tuần trước.
Mức cộng của cà phê loại 1, tương tự như cà phê Sumatran đứng không đổi từ 10 tới 20 USD/tấn.
Cà phê robusta của Indonesia loại 4, 80% hạt khiếm khuyết đứng ngang hay ở mức cộng 5 USD/tấn với hợp đồng tháng 11, gần không đổi so với tuần trước.
Một thương nhân từ Lampung khu vực trồng chính của Sumatra cho biết việc giao dịch cà phê là hơi yếu do có nhiều hạt chất lượng thấp đang tìm cách bán ở mức giá cao”.
Irfan Anwar chủ tịch của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê Indonesia cho biết nhập khẩu cà phê của Indonesia có thể tăng 43% trong năm nay thành 100.000 tấn do sản lượng giảm 1/3 bởi thời tiết cực kỳ khắc nghiệt trong khi tiêu thụ trong nước tăng ổn định.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet