Cà phê robusta và arabia kỳ hạn tại London và New York tăng lên mức cao 18 tháng vào hôm 7/9, được hỗ trợ bởi sản lượng thấp hơn dự kiến từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới Brazil, trong bối cảnh lo ngại về thời tiết kho hạn tại các khu vực trồng robusta của nước này.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 trên sàn ICE chốt phiên tăng 7/9 tăng 1,2% lên 1.912 USD/tấn, tăng phiên thứ sáu liên tiếp.
Theo nhà phân tích độc lập Nguyễn Quan Bình, đà tăng trên cả hai thị trường kỳ hạn là tốt, nhưng dựa vào việc giới đầu cơ có vị thế mua vào lớn, giá có thể giảm bất cứ thời điểm nào do chốt lời.
Robusta tăng hôm 7/9 đánh dấu lần đầu tiên hợp đồng kỳ hạn tháng 11 phá vỡ mức quan trọng 1.900 USD/tấn, mà các thương nhân đã dự tính vào cuối tháng 9 trong thăm dò của Reuters vào 28/7.
Giá robusta tại Việt Nam, nhà sản xuất lớn nhất thế giới loại này, tiếp tục tăng lên 40,5 triệu đồng (1.816 USD)/tấn, sau khi đạt trên mức cao 18 tháng vào hôm 7/9.
Một thương nhân tại công ty châu Âu ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “nông dân đang bán ra do giá hiện nay đạt được mong đợi của họ”.
Giá robusta của Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ được giao dịch từ ngang với giá hợp đồng kỳ hạn tháng 11 trên sàn ICE hoặc mức trừ lùi 10 USD/tấn, tương tự như tuần trước.
Mức cộng của cà phê chất lượng cao loại 1, sàng 16 tương tự cà phê Sumatran, thu hẹp xuống 30 – 35 USD/tấn từ mức cộng 50 – 60 USD/tấn một tuần trước.
Tại Indonesia, đối thủ robusta của Việt Nam đang giao dịch chậm lại một phần do nhu cầu yếu vào cuối vụ.
Giá chào của robusta Indonesia loại 4, 80% hạt khiếm khuyết rất khác nhau, từ mức trừ lùi 40 USD/tấn tới mức cộng 20 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 tại London, một tuần trước mức cộng là 10 – 30 USD.
Mức trừu lùi 40 USD là thấp nhất lần đầu tiên kể từ tháng 3/2015.
Mức chênh lệch này và giá kỳ hạn thường di chuyển ngược chiều nhau.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu niên vụ 2015/16 tăng vọt 33,3% so với một năm trước thành 1,6 triệu tấn, theo xu hướng đạt được mức cao kỷ lục 1,7 triệu tấn.
Nguồn cung của Việt Nam và Indonesia chiếm 28% tổng cà phê thế giới.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet