Doanh số bán cà phê tại Việt Nam, quốc gia sản xuất robusta lớn nhất thế giới, đã nhanh hơn kể từ cuối tuần, do giá cà phê toàn cầu tăng bởi lo ngại về chất lượng vụ mới ở Brazil và cũng do thời tiết bất lợi.

Theo ông Phan Hùng Anh, phó giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Anh Minh tại Đắk Lắk cho biết doanh số các hợp đồng đã được chốt mạnh mẽ.

Một phần từ giá kỳ hạn mạnh hơn, không có yếu tố sản lượng hay thời tiết ảnh hưởng tới việc bán ra.

Hợp đồng cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE đóng cửa tăng 1,3% lên 1.768 USD/tấn vào hôm 4/7, đóng cửa cao nhất kể từ 1/7/2015, được củng cố bởi một vụ thu hoạch yếu kém tại nước sản xuất hàng đầu Brazil.

Trong hôm qua 5/7, giá cà phê robusta của Việt Nam tăng lên 37,7 – 38,0 triệu đồng/tấn tại vành đai cà phê Tây Nguyên, phù hợp với sự tăng giá kỳ hạn, so với mức 36,0 – 36,3 triệu đồng một tuần trước.

Ở mức giá 38,0 triệu đồng, là giá cao nhất kể từ 19/8/2015, theo số liệu của Thomson Reuters. Đây là một mức quan trọng tại đó nông dân dự kiến sẽ tăng cường bán ra.

Trong khi hợp đồng tháng 9 trên sàn ICE hướng tới mức tâm lý quan trọng 1.800 USD/tấn, việc bán mạnh để thu tiền mặt khi giá lên cao có thể hãm giá ở London, nhà phân tích độc lập Nguyễn Quanh Bình cho biết.

Hợp đồng tháng 9 tăng 11,3% từ đầu năm tới nay, một phần do nhu cầu mạnh hơn và lo ngại về thời tiết kho hạn tại Việt Nam, Brazil và Indonesia, các nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới.

Tiêu thụ trên toàn cầu trong năm niên vụ 2016/17 được dự báo tăng 1,1% lên mức cao kỷ lục 150,8 triệu bao loại 60kg, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Mức cộng của cà phê robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ thu hẹp trong tuần này xuống 10 – 15 USD/tấn so với hợp đồng tháng 9 từ mức 40 – 50 USD một tuần trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,32 triệu tấn trong 9 tháng đầu niên vụ 2015/16 kết thúc vào tháng 9 này, tăng 32% so với một năm trước.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet