Giá lợn hơi hôm nay biến động trái chiều quanh ngưỡng 48.000 - 52.000 đ/kg.
Tại miền Bắc
Giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đ/kg so với hôm qua. Theo đó, các địa phương gồm Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang giao dịch ở mức 51.000 đ/kg, sau khi giảm nhẹ 1.000 đ/kg. Cũng đà giảm trên, các tỉnh gồm Lào Cai, Nam Định và Hà Nam đưa giá lợn hơi về cùng ngưỡng 50.000 đ/kg. Các địa phương còn lại giữ nguyên mức giá hôm qua. Như vậy, giá lợn hơi miền Bắc ngày 28/12/2023 giao dịch ở mức 50.000 - 51.000 đ/kg.
Tại miền Trung
Giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên tăng tới 2.000 đ/kg so với hôm qua. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đ/kg, các tỉnh gồm Quảng Nam, Đắk Lắk và Bình Thuận thu mua lên khoảng 49.000 - 50.000 đ/kg. Còn tại Bình Định, thương lái tăng mức giao dịch thêm 2.000 đ/kg, lên ngưỡng 50.000 đ/kg. Các địa phương khác duy trì ổn định. Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 28/12/2023 thu mua quanh mức 48.000 - 50.000 đ/kg.
Tại miền Nam
Giá lợn hơi tại miền Nam tiếp tục ổn định so với hôm qua.Trong đó, tại TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Trà Vinh và Tây Ninh giá thấp nhất 49.000 đ/kg. Trong khi Cà Mau vẫn đang là địa phương có mức giao dịch cao nhất khu vực hiện nay, với giá 52.000 đ/kg. Các địa phương còn lại vẫn đang thu mua quanh ngưỡng 50.000 - 51.000 đ/kg. Như vậy, giá lợn hơi miền Nam giao dịch trong khoảng 48.000 - 52.000 đ/kg.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), mặc dù nhập khẩu thịt lợn liên tục tăng trong những tháng vừa qua nhưng từ tháng 5 đến nay, lượng nhập khẩu trung bình chỉ chiếm 3 - 4% so với tổng sản lượng sản xuất của cả nước. Đây là con số nhỏ và chưa đủ sức để tác động lên giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước.
Trong 11 tháng năm 2023, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 2,58 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,02 tỷ USD, giảm 3,6%. Gần 2 năm trở lại đây, Việt Nam đang giảm mạnh nhập khẩu trâu bò sống dùng để giết mổ (năm 2022 chỉ nhập bằng 49,5% so với năm 2021 và 11 tháng đầu năm 2023 chỉ nhập bằng 43,7% so với cùng kỳ 2022). Tuy nhiên, lượng thịt lợn nhập khẩu tăng liên tục trong nửa cuối năm 2023. So với 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu thịt lợn và đặc biệt phụ phẩm từ lợn tăng 85,2%. 11 tháng năm 2023, Việt Nam nhập khẩu gần 102.000 tấn thịt lợn và gần 104.500 tấn phụ phẩm lợn, lần lượt tăng 2% và 72% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, nhập khẩu phụ phẩm trâu và bò đều tăng trưởng từ hai con số. Việt Nam cũng nhập khẩu lượng lớn lợn giống, gà giống bố mẹ, bò giống về phục vụ nhu cầu phát triển đàn vật nuôi nội địa. 

Giá heo hơi ngày 28/12/2023

Tỉnh/Thành

Giá cả

Tăng/Giảm

Tỉnh/Thành

Giá cả

Tăng/Giảm

Bắc Giang

51.000

-1.000

Lâm Đồng

50.000

-

Yên Bái

51.000

-

Đắk Lắk

49.000

1.000

Lào Cai

50.000

-1.000

Ninh Thuận

49.000

-

Hưng Yên

51.000

-

Bình Thuận

50.000

1.000

Nam Định

50.000

-1.000

Bình Phước

49.000

-

Thái Nguyên

51.000

-

Đồng Nai

50.000

-

Phú Thọ

51.000

-1.000

TP.HCM

49.000

-

Thái Bình

51.000

-

Bình Dương

49.000

-

Hà Nam

50.000

-1.000

Tây Ninh

49.000

-

Vĩnh Phúc

51.000

-1.000

Vũng Tàu

50.000

-

Hà Nội

51.000

-1.000

Long An

50.000

-

Ninh Bình

50.000

-

Đồng Tháp

50.000

-

Tuyên Quang

51.000

-1.000

An Giang

50.000

-

Thanh Hóa

49.000

-

Vĩnh Long

50.000

-

Nghệ An

49.000

-

Cần Thơ

50.000

-

Hà Tĩnh

49.000

-

Kiên Giang

51.000

-

Quảng Bình

49.000

-

Hậu Giang

50.000

-

Quảng Trị

48.000

-

Cà Mau

52.000

-

Thừa Thiên Huế

49.000

-

Tiền Giang

50.000

-

Quảng Nam

50.000

1.000

Bạc Liêu

50.000

-

Quảng Ngãi

49.000

-

Trà Vinh

49.000

-

Bình Định

50.000

2.000

Bến Tre

50.000

-

Khánh Hòa

48.000

-

Sóc Trăng

50.000

-

Đắk Lắk tìm giải pháp sử dụng vacxin dịch tả lợn châu Phi

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 25/12, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 680 hộ thuộc 13 huyện trên địa bàn tỉnh. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 4.840 con. Và vẫn còn 5 huyện tại Đắk Lắk có dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày.
Ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương là một trong những tỉnh có số lượng lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi lớn nhất cả nước.
Theo ông Côn, mầm bệnh đã và đang lưu tồn trên đàn lợn tại Đắk Lắk từ năm 2019 đến nay. Hiện nay việc chăn nuôi lợn nông hộ, nhỏ lẻ là chủ yếu; công tác buôn bán vận chuyển, giết mổ còn tồn tại bất cập, khó kiểm soát.
Ngoài ra, việc triển khai chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch tễ trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ý thức phòng, chống dịch bệnh chưa cao nên nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn luôn thường trực.
Sáng ngày 26/12, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam tổ chức hội thảo triển khai giải pháp sử dụng vacxin dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chia sẻ trong hội thảo, ông Côn nói: "Dịch tả lợn Châu Phi cần có vacxin mới phòng chống được bệnh. Việt Nam may mắn có các đơn vị sản xuất được vacxin nên cơ hội phòng chống dịch. Hội thảo sẽ tìm giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi bằng vacxin nhằm làm rõ tác nhân gây bệnh, quy trình sản xuất, thử nghiệm, thẩm định vacxin trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội giúp cho ngành chăn nuôi lợn tại địa phương phát triển ổn định".

Nguồn: Vinanet/VITIC