Giá đậu tương tại Chicago trong phiên giao dịch vào thứ 5 ngày 26/1/2023 giảm, do mưa trên vành đai nông trại của Argentina thúc đẩy triển vọng mùa màng, làm giảm bớt lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung do hạn hán nghiêm trọng.
Lúa mì mất giá sau hai ngày tăng do tuyết rơi ở U.S. Plains cải thiện triển vọng cho vụ đông.
Terry Reilly nhà phân tích cấp cao của Futures International cho biết, hầu hết Argentina sẽ có mưa vào lúc này hay lúc khác trong 10 ngày tới, mặc dù lượng mưa sẽ thường xuyên và đáng kể nhất ở các khu vực trồng trọt phía tây - trung tâm và tây bắc.
Trên sàn giao dịch Chicago, giá đậu tương giảm 0,1% xuống 15,01-3/4 USD/bushel. Giá lúa mì tăng 0,3% lên 7,39 USD/bushel và giá ngô giảm 0,1% xuống 6,73-3/4 USD/bushel.
Những cơn mưa trên khắp các khu vực trồng đậu tương của Argentina bị hạn hán trong những ngày gần đây đã xoa dịu nỗi lo mất mùa.
Dữ liệu từ Bộ nông nghiệp Argentina cho biết, doanh số bán đậu tương từ vụ thu hoạch niên vụ 2021/2022 của Argentina chiếm 80,6% trong tổng số 44 triệu tấn thu hoạch tính đến tuần trước, thấp hơn mức 82,6% được bán từ vụ trước cùng thời điểm,
Từ ngày 12 đến ngày 18/1, các nhà sản xuất đã bán được 42.000 tấn đậu tương, một trong những khối lượng hàng tuần thấp nhất được báo cáo trong những tháng gần đây.
Bộ cho biết các nhà sản xuất đã bán được 76,3% trong tổng số 59 triệu tấn ngô thu hoạch niên vụ 2021/2022 của Argentina, thấp hơn mức 78,5% được bán từ niên vụ trước trong cùng kỳ.
Các nhà sản xuất cũng đã bán 51,8% chiến dịch lúa mì niên vụ 2022/2023 của Argentina, mà chính phủ dự kiến chỉ ở mức 13,4 triệu tấn do hạn hán.
Bộ Nông nghiệp Nga cho biết khoảng 94% vụ mùa đông của Nga đang ở trong tình trạng tốt hoặc đạt yêu cầu.
Ấn Độ sẽ cung cấp 3 triệu tấn lúa mì cho những người tiêu dùng số lượng lớn như các nhà máy xay bột, như một phần trong nỗ lực hạ giá đã tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Tư tuần này.
Thị trường đã chờ đợi sự cho phép của chính phủ trong gần hai tháng do nguồn cung giảm dần vào cuối năm tiếp thị lúa mì ngay cả khi nhu cầu tăng cao.

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters