Động thái giảm giá diễn ra ngay cả khi nguồn cung sữa vẫn eo hẹp trên toàn thế giới do thời tiết khô hạn ở New Zealand, và mưa ở Australia và chiến tranh ở Ukraine đã đẩy chi phí thức ăn cho nông dân chăn nuôi bò sữa, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.
Chỉ số giá sữa thương mại trên toàn cầu trong phiên đấu giá tuần này giảm 5%, sau khi đã giảm 4,1% trong tuần đầu tháng 7. Chỉ số này hiện đang ở mức thấp nhất kể từ phiên đấu giá ngày 7 tháng 9 năm 2021.
Dữ liệu từ cuộc đấu giá gần đây cho thấy những khách hàng ở Bắc Á, chủ yếu là Trung Quốc, đã giảm lượng mua so với bình thường.
"Sự suy yếu gần đây của nền kinh tế Trung Quốc có khả năng là chất xúc tác cho nhu cầu sữa toàn cầu yếu đi", Nhà kinh tế nông nghiệp cấp cao của Westpac, Nathan Penny, cho biết trong một lưu ý.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại đáng kể trong quý II, cho thấy những biện pháp phong tỏa chống Covid-19 trên diện rộng đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế nước này, có thể gây áp lực dai dẳng trong những tháng tới trong bối cảnh triển vọng trên toàn cầu u ám.
Ông Penny cho biết Westpac hy vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi trong thời gian còn lại của năm, từ đó sẽ dẫn đến sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng và kéo theo hồi phục nhu cầu sữa.
Các nhà phân tích cho rằng các yếu tố cơ bản về nguồn cung thắt chặt giữ cho giá sàn ở mức thấp.
Nhà kinh tế Nat Keall của ASB Bank cho biết sản xuất ở châu Âu vẫn rất thấp do cuộc khủng hoảng năng lượng, hạn hán, chi phí đầu vào tăng cao và các xu hướng kinh tế nông nghiệp bất lợi khác. Ông cho biết mặc dù sản lượng của New Zealand có thể tốt hơn năm ngoái, nhưng điều đó khó có thể bù đắp được sự yếu kém của châu Âu. “Chỉ cần nói rằng, chúng tôi khó thấy giá sữa toàn cầu giảm quá nhiều trong môi trường như thế này, ông nói.
 
 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)