Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 02/11 mất 26 USD còn 2.028 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

 

Thị trường

Đơn vị

Ngày

01/11

Ngày

02/11

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

2.054

2.028

-26

Đăk Lăk

VND/kg

44.900

44.500

-400

Lâm Đồng

VND/kg

44.400

43.900

-500

Gia Lai

VND/kg

44.900

44.500

-400

 

Giá cà phê arabica kỳ hạn đã giảm phiên thứ hai liên tiếp từ mức cao nhất hôm thứ 6 trong hơn một năm rưỡi.
Giá arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 2,7 cent, tương đương 1,64%, ở mức 1,6145 USD/lb. Tổng hợp đồng mở cửa đã tăng phiên thứ 17 liên tiếp hôm đầu tuần lên mức kỷ lục 214.133 lô, theo dữ liệu ICE.
Commerzbank cho biết cà phê lưu kho giảm mạnh hơn trong vụ 2016/17 với thâm hụt nguồn cung toàn cầu lần thứ hai liên tiếp.
Cũng theo Commerzbank, robusta suy yếu ở các nước trồng chủ chốt như Brazil, Việt Nam và Indonesia.
Giá robusta kỳ hạn tháng 1 giảm 26 USD, tương đương 1,2%, xuống mức 2.158 USD/tấn.
Việt Nam – nước sản xuất robusta hàng đầu được dự kiến xuất khẩu khoảng 100.000 – 110.000 tấn cà phê (tương đương 1,67 – 1,83 triệu bao loại 60kg) trong tháng 11, giảm từ mức 130.000 tấn ước tính xuất trong tháng trước, các thương nhân cho biết.
Lượng cà phê xuất khẩu của tháng 11 có thể thấp hơn bởi các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể tạm ngừng do lo ngại mưa ảnh hưởng đến thu hoạch, các thương nhân ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Thông thường cuối tháng này mưa ở vành đai cà phê của Việt Nam sẽ dứt.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ, cà phê xuất khẩu trong tháng 11/2015 đã tăng 23% so với cùng tháng năm trước đó lên 103.000 tấn và cũng tăng lên so với mức 88.000 tấn xuất khẩu trong tháng 10/2015.
Chuyên gia phân tích Nguyễn Quang Bình cho biết, thị trường cà phê phải đối mặt với nhiều rủi ro, gồm cả vị thế, sản lượng vụ 2016/17 và khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Giá robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ được chào bán ở mức trừ lùi 50 – 60 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1, không đổi từ thứ 5 tuần trước, trong khi giá thầu nới rộng mức giảm 80 – 90 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Honduras đã tăng hơn gấp ba lần trong tháng 10/2016 so với cùng tháng năm trước, chủ yếu do xuất khẩu các lô hàng vụ trước, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu AHDECAFE cho biết.
Trong tháng 10 – tháng đầu tiên của vụ mới 2016/17, xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu Trung Mỹ đạt 84.088 bao loại 60kg, so với mức 19.734 bao trong cùng tháng vụ trước, theo số liệu của Viện cà phê quốc gia IHCAFE.
Vụ mùa cà phê ở Trung Mỹ và Mexico, nơi cùng nhau sản xuất 1/5 sản lượng cà phê arabica của thế giới, kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 9 năm sau.
Giá ca cao kỳ hạn đã giảm theo các thị trường hàng hóa lớn hơn, với chỉ số Thomson Reuters của 19 nguyên liệu hàng hóa rơi xuống mức thấp bốn tuần. Giá ca cao cũng bị áp lực bởi triển vọng vụ mùa được cải thiện ở Bờ Biển Ngà, các thương nhân cho biết.
Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 3 thiết lập giảm 16 USD, tương đương 0,6%, chốt ở 2.627 USD/tấn. Giá ca cao London kỳ hạn tháng 3 chốt phiên cũng giảm 26 GBP, tương đương 1,2%, xuống mức 2.172 GBP/tấn.
Không có kim ngạch xuất khẩu ca cao từ tỉnh Lampung của Indonesia trên đảo Sumatra trong tháng 10 vừa qua, dữ liệu thương mại cho thấy.
Đó là tháng thứ ba liên tiếp không có ca cao xuất khẩu, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái Lampung đã xuất khẩu được 52,7 tấn ca cao, theo số liệu từ văn phòng thương mại Lampung.
Sản lượng ca cao năm 2016 của Indonesia được dự kiến vẫn ở mức thấp kỷ lục năm 2015 do thời tiết ẩm ướt bởi hiện tượng La Nina năm nay có thể làm hỏng cây trồng.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn: Vinanet