Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên 21/03 tăng 12 USD lên ở 2.091 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

15/3

Ngày

21/3

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

2.079

2.091

+12

Đăk Lăk

VND/kg

47.000

47.400

+400

Lâm Đồng

VND/kg

46.300

46.500

+200

Gia Lai

VND/kg

47.200

47.400

+200

Ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo vụ mùa năm nay sẽ giảm mạnh do hạn hán kéo dài trong thời kỳ sinh trưởng của cây và mưa lớn ở giai đoạn thu hoạch.
Năm ngoái, sản lượng cà phê Việt Nam bị tổn thất nặng nề không chỉ do đợt hạn hán lịch sử trong suốt 30 năm mà còn trận mưa lớn trong tháng 12 khiến chất lượng hạt cà phê bị giảm sút.
Trong thời gian tới, diện tích trồng cà phê ở Đăk Lăk có thể giảm tới 30%, theo báo cáo của Commerzbank. Bên cạnh đó, nông dân Việt Nam đang có xu hướng trồng xen canh một số loại cây khác khiến số lượng cây cà phê bị sụt giảm khoảng 3-7%.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 3,2 cent, tương đương 2,25% chốt ở 1,4525 USD/lb. Giá robusta kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên cũng tăng 12 USD, tương đương 0,55% chốt tại 2.196 USD/tấn.
Giá ca cao trên sàn ICE kỳ hạn đã tăng hơn 5% trong phiên đầu tuần lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 2, do một loạt các dấu hiệu tăng trên biểu đồ đã thổi phồng tăng mua bù thiếu trước đó.
Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 5 thiết lập tăng 103 USD, tương đương 5,12% lên mức 2.116 USD/tấn sau khi nhảy lên mức cao 6 tuần rưỡi ở 2.124 USD. Nó đánh dấu một phiên tăng mạnh nhất cho tháng đầu tiên kể từ tháng 5/2012.
Giá ca cao London kỳ hạn tháng 5 chốt phiên tăng 86 GBP, tương dương 5,26% lên ở 1.722 GBP/tấn sau khi chạm mức cao nhất cho tháng thứ hai kể từ cuối tháng 1 ở 1.729 USD.
Người nông dân cho biết, thời tiết khô nóng tại một số khu vực trồng ca cao của Bờ Biển Ngà có thể ảnh hưởng đến sản lượng ca cao giữa vụ, mặc dù điều kiện thuận lợi ở một vài nơi khác đã được báo cáo tại nhà sản xuất hàng đầu này.
Một lượng dư cung ca cao toàn cầu lớn vẫn được dự đoán trong niên vụ hiện tại cùng với dự báo tiếp tục dư cung trong vụ 2017/18 tới.
Tính đến cuối tháng 2, các nhà rang xay ca cao của Bờ Biển Ngà đã chế biến được 213.000 tấn ca cao, tăng so với mức 199.000 tấn trong cùng kỳ vụ trước, theo dữ liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu GEPEX.
Riêng trong tháng 2, tổng lượng ca cao chế biến của nhà sản xuất hàng đầu này đạt 41.000 tấn, tăng so với mức 35.000 tấn trong cùng tháng năm trước.
Còn tính đến ngày 19/3, lượng ca cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà đạt khoảng 1.378.000 tấn, tăng từ mức 1.273.000 tấn trong cùng kỳ vụ trước, theo ước tính của các nhà xuất khẩu.
Cũng theo ước tính của họ, khoảng 10.000 tấn ca cao đã được giao đến cảng Abidjan và 17.000 tấn ca cao giao đến cảng San Pedro trong tổng số 27.000 tấn cập cảng tại Bờ Biển Ngà từ ngày 13 – 19/3, tăng so với mức 15.000 tấn ca cao giao trong cùng giai đoạn này vụ trước.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn: Vinanet