Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 30/7 tăng tới 60 USD lên 1.798 USD/tấn và giữ nguyên ở phiên đầu tuần 01/8.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

29/07

Ngày

30/07

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

1.738

1.798

+60

Đăk Lăk

VND/kg

38.100

38.800

+700

Lâm Đồng

VND/kg

37.700

38.500

+800

Gia Lai

VND/kg

38.200

38.900

+700

 

Giá cà phê arabica kỳ hạn đã tăng hôm thứ 6 (29/7) do đồng nội tệ Brazil hồi phục, còn giá ca cao tiếp tục giảm bởi các tín hiệu kỹ thuật ngày càng suy yếu, với thị trường New York chạm mức thấp năm tháng.
Đồng real Brazil tăng trở lại so với đồng USD, khiến nhà sản xuất bán ra và thu hút mua đầu cơ, trong khi đồng bạc xanh suy yếu sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với dự kiến trong quý hai.
Giá cà phê kỳ hạn tháng 9 thiết lập tăng 4,05 cent, tương đương 2,9%, lên mức 1,462 USD/lb, trong khi giá robusta kỳ hạn tháng 9 cũng tăng 35 USD, tương đương 1,9%, chốt ở 1.848 USD/tấn.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy giá cà phê được dự kiến sẽ đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2015 đến cuối năm nay.
Xuất khẩu cà phê robusta từ khu vực trồng chính của Indonesia ở Sumatra đã giảm 66% so với một năm trước xuống mức 12.349,66 tấn, theo số liệu thương mại của chính phủ công bố hôm thứ hai (01/8).
Indonesia – nước sản xuất robusta lớn thứ ba thế giới, đã xuất khẩu được 36.643,8 tấn robusta từ Sumatra trong tháng 7/2015, theo số liệu thương mại đã được sửa đổi.
Số liệu cà phê được công bố hàng tháng từ văn phòng thương mại Lampung ở Sumatra. Các con số này thường được sửa đổi do có nhiều số liệu hoàn chỉnh hơn.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 11% trong tháng 6 so với cùng tháng năm ngoái, chỉ đạt 9,03 triệu bao (loại 60kg), trong khi xuất khẩu robusta giảm 7,5% trong cả năm, theo Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO).
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 9 tháng đầu vụ 2015/16 (bắt đầu từ tháng 10/2015) lại tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ vụ trước, cũng theo số liệu của ICO.
Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6, xuất khẩu cà phê robusta đã giảm xuống còn 41,69 triệu bao từ mức 45,07 triệu bao xuất cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê arabica lại tăng 4% lên mức 71,16 triệu bao so với cùng kỳ năm trước, theo ICO.
Giá ca cao giảm, với thị trường London ban đầu bị áp lực với đồng bảng Anh tăng giá nhưng sau đó tiếp tục giảm do tín hiệu bán kỹ thuật, các thương nhân cho biết.
Giá ca cao London kỳ hạn tháng 9 chốt phiên giảm 35 GBP, tương đương 1,5%, xuống mức 2.297 GBP/tấn, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 23/6 ở 2.291 GBP.
Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 15 USD, tương đương 0,5%, chốt ở 2.835 USD/tấn, sau khi giảm xuống mức thấp nhất đối với các hợp đồng giao ngay kể từ ngày 22/2 ở mức 2.815 USD/tấn. Giá đóng cửa tháng 7 xuống thấp hơn, giảm tháng thứ ba liên tiếp.
Tính đến vụ này, sản lượng ca cao từ Bờ Biển Ngà đã giảm gần 9% do ca cao chất lượng thấp ngày càng tăng làm giảm tiến độ sản xuất.
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu GEPEX, khoảng 338.000 tấn ca cao được chế biến tính đến cuối tháng 6 kể từ đầu vụ 2015/16, giảm từ mức 370.000 tấn sản xuất cùng kỳ vụ trước. Năm trước, Quốc gia Tây Phi này đã chế biến trong nước khoảng 490.000 tấn ca cao.
Chỉ tính riêng tháng 6 năm nay, lượng ca cao chế biến của Bờ Biển Ngà – nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới, đã giảm mạnh gần 21% xuống mức 31.000 tấn ca cao so với mức 39.000 tấn ca cao sản xuất cùng tháng năm trước.
Hiện tại, Bờ Biển Ngà đang thu hoạch giữa vụ (tháng 4 – tháng 9). Kích cỡ ca cao giữa vụ quá nhỏ để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, do vậy chủ yếu mua ca cao để sản xuất sản phẩm bán tinh chế như bơ ca cao và bột ca cao.
Các nhà rang xay cho biết, họ dự kiến sẽ thắt chặt nguồn cung để các nhà máy sản xuất tiếp tục vào vụ chính (từ tháng 10 – tháng 3). Thời tiết xấu có thể khiến thu hoạch bị chậm lại.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com