Dầu thực vật
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 5/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 51 ringgit, tương đương 1,22% lên 4.233 ringgit (946,56 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 4.267 ringgit (953,52 USD)/tấn.
Đồng ringgit giảm 0,07% so với đồng USD, khiến dầu cọ trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ.
Ấn Độ đã quyết định hủy bỏ hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế 2 triệu tấn dầu hướng dương thô cho năm tài khóa tiếp theo bắt đầu từ ngày 1/4, để hỗ trợ nông dân địa phương. Ukraine và Nga chiếm khoảng 80% xuất khẩu dầu hướng dương toàn cầu.
Mưa lớn kéo dài nhiều tháng gây ra lũ lụt trên khắp Malaysia khiến hơn 27.000 người phải sơ tán. Lũ lụt làm gián đoạn các hoạt động thu hoạch và dây chuyền cung cấp, ảnh hưởng đến sản lượng tại quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh nhu cầu ổn định từ các thị trường trọng điểm Ấn Độ và EU.
Indonesia, nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, có kế hoạch yêu cầu xuất khẩu dầu cọ phải thông qua sàn giao dịch kỳ hạn để tạo ra giá chuẩn riêng của nước này.
Giá dầu tăng nhẹ do dấu hiệu nguồn cung dồi dào, dự trữ dầu thô của Mỹ đang tăng lấn át hy vọng nhu cầu tăng sau khi số liệu sản xuất mạnh mẽ tại Trung Quốc. Giá dầu tăng khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu dầu diesel sinh học.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,6% trong khi giá dầu cọ tăng 1,6%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,5%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đường
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn ICE tăng 0,5 cent, tương đương 2,5% lên ở 20,57 US cent/lb, sau khi chạm mức cao nhất ở 20,65 US cent/lb.
Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 13,5 USD, tương đương 2,4% chốt tại 575,9 USD/tấn.

Ấn Độ có thể xuất khẩu thêm 1 triệu tấn đường trong niên vụ 2022/23 nếu sản lượng ở mức cao hơn so với ước tính hiện tại.
Một số nhà sản xuất đường khác đã phàn nàn rằng Ấn Độ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi cung cấp quá nhiều hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu cho đường và mía.
WTO đã ra phán quyết có lợi cho Brazil Australia và Guatemala vào tháng 12/2021 và yêu cầu New Delhi tuân thủ các quy tắc toàn cầu. Và đương nhiên, Ấn Độ đã kháng cáo.
Ấn Độ đã cho phép các nhà máy đường xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường trong niên vụ 2022/23, giảm so với mức xuất khẩu kỷ lục 11 triệu tấn trong vụ trước. Nước này chủ yếu xuất khẩu đường sang Indonesia, Bangladesh, Malaysia, Sudan, Somalia và UAE.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters