Dầu thực vật
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch bật tăng mạnh 126 ringgit, tương đương 3,86% lên 3.390 ringgit (735,36 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 3.382 ringgit (733,62 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã giảm 0,39% do dự đoán sản lượng và dự trữ tăng.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu của Uỷ ban Dầu cọ Malaysia vào đầu tuần tới để đánh giá mức độ tăng sản lượng trong tháng 5/2023.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters, sản lượng dầu cọ của Malaysia trong tháng 5/2023 được cho là tăng vọt 21% lên 1,45 triệu tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.
Sathia Varqa cho biết, thị trường sẽ theo dõi báo cáo Ước tính cung và cầu nông nghiệp thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ vào cuối ngày hôm nay.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 2,6% và giá dầu cọ tăng 3,4%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 4%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu thực vật hàng đầu thế giới. Nhập khẩu dầu thực vật của nước này trong 6 tháng đầu năm tiếp thị hiện tại (kéo dài từ tháng 11/2022 – tháng 10/2023) tăng 21% lên 8,1 triệu tấn, do tăng lượng nhập khẩu dầu cọ tinh chế.
Hiệp hội chiết xuất dung môi của Ấn Độ (SEA) cho biết, nhập khẩu dầu cọ tinh chế trong 6 tháng đầu năm đạt 11 triệu tấn, chiếm gần 22% tổng lượng dầu cọ nhập khẩu, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nội địa.
Do đó, SEA đã đề xuất tăng mức chênh lệch thuế giữa dầu cọ thô và dầu cọ tinh chế từ 7,5% hiện nay lên ít nhất 15%, bằng cách áp dụng mức thuế bổ sung 7,5% đối với dầu cọ tinh chế.
Nhập khẩu dầu cọ (gồm cả thô và tinh chế) đạt 4,9 triệu tấn trong 6 tháng năm 2022/23, tăng lên so với mức 3,2 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái.
SEA cho biết, mặc dù tổng nhập khẩu dầu hướng dương và dầu đậu tương vẫn ở mức thấp hơn 3 triệu tấn trong nửa đầu năm 2022/23, nhưng lượng nhập khẩu của cả hai loại dầu thực vật này đã tăng mạnh.
Ấn Độ nhập khẩu dầu cọ chủ yếu từ Idonesia và Malaysia, dầu đậu tương từ Argentina, dầu hướng dương từ Nga và Ukraine.
Đường

Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn ICE tăng 0,98 cent, tương đương 4% lên mức 25,48 US cent/lb, phục hồi từ mức thấp nhất 6,5 tuần ở 24,23 US cent/lb hôm thứ Ba (06/6). Giá đường trắng giao tháng 8/2023 trên sàn London tăng 19,6 USD, tương đương 2,9% chốt tại 688,8 USD/tấn.

Dự báo sẽ có mưa ở vùng trồng mía chính của Brazil, có thể làm gián đoạn vụ thu hoạch mía.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters