Hiệp hội các nhà chiết xuất dung môi của Ấn Độ (SEA) có trụ sở tại Mumbai cho biết, nhập khẩu trong tháng trước đạt 1,14 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 2021.
Nhập khẩu nhiều hơn từ Ấn Độ sẽ giúp nhà sản xuất hàng đầu Indonesia giảm bớt hàng tồn kho đồng thời hỗ trợ giá dầu cọ chuẩn của Malaysia, vốn đã giảm gần một nửa so với mức cao kỷ lục của năm nay.
Nhập khẩu dầu cọ trong tháng 11/2022 rẻ hơn nhiều so với dầu đậu tương, khiến các nhà tinh chế chuyển từ dầu đậu tương sang sử dụng dầu cọ.
Các đại lý cho biết, đối với các lô hàng tháng 11, người mua chủ yếu đặt hàng từ tháng 10, khi giá dầu cọ rẻ hơn gần 500 USD/tấn so với dầu đậu tương, do Indonesia đang cố gắng cắt giảm lượng hàng tồn kho.
SEA cho biết tổng nhập khẩu dầu thực vật của Ấn Độ trong tháng 11/2022 tăng 10,6% lên 1,55 triệu tấn. Trong đó, nhập khẩu dầu đậu tương giảm 31% xuống 229.373 tấn, còn nhập khẩu dầu hướng dương tăng 8,8% lên 157.709 tấn.
Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu dầu cọ từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan, trong khi nhập khẩu dầu đậu tương và dầu hướng dương từ Argentina, Brazil, Nga và Ukraine.
Thị phần dầu cọ trong nhập khẩu dầu thực vật của Ấn Độ đã tăng lên 75% trong tháng 11/2022. Tuy nhiên, thị phần có thể giảm trong những tháng tới do mức chiết khấu thu hẹp so với các loại dầu cạnh tranh khác và do nhiệt độ đang giảm ở Ấn Độ khi vào đông. Trong mùa đông, nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ thường không nhiều vì dầu bị đông đặc lại khi nhiệt độ xuống thấp.
Các đại lý cho biết, dầu cọ thô đang được chào ở mức 975 USD/tấn, bao gồm chi phí, bảo hiểm và cước vận chuyển (CIF) tại Ấn Độ cho các lô hàng tháng 1/2023, so với mức 1.300 USD/tấn đối với dầu đậu tương thô.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Theedgemarkets