Mưa trong những tuần gần đây đã khiến trái cà phê chín chậm phê tại Tây Nguyên,  làm gia tăng lo ngại về nguồn cung trong vài tuần tới.
Ông Phan Hùng Anh phó giám đốc công ty Anh Minh trụ sở tại Đắk Lắk cho biết “vụ thu hoạch đến chậm hơn so với bình thường và nếu thời tiết không cải thiện, có thể thiếu hụt trong nửa đầu tháng 11”.
Mùa mưa thường kể thúc vào đầu tháng 11, trước mùa thu hoạch đỉnh điểm vào cuối tháng này.
Cà phê robusta kỳ hạn trên sàn ICE chạm mức cao hai năm vào hôm 26/10 do lo ngại về thiếu hụt sản lượng toàn cầu và thời tiết ẩm ướt tại Việt Nam.
Robusta tăng lên 44,5 – 45 triệu đồng/tấn vào hôm 27/10 tại Đắk Lắk, từ mwucs 44 – 44,7 triệu đồng đầu tuần này.
Ở mức giá 45 triệu đồng, giá là cao nhất kể từ tuần kết thúc vào 30/3/2013 theo số liệu của Reuters.
Cà phê robusta loại 2 của Việt Nam được giao dịch không đổi trong tuần qua ở mức trừ lừi 50 – 60 USD/tấn với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 trên sàn ICE.
Cà phê loại 1, tương tự như cà phê Sumatran đứng ở mức trừ lùi 5 USD/tấn.
Trong khi hầu hết nông dân đã hết lượng lưu kho, cà phê vụ cũ được giữ bởi các công ty nước ngoài là ở mức cao và có thể giúp đáp ứng nhu cầu nhà rang xay.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 10, tháng đầu tiên của niên vụ 2016/17 tăng 45,2% so với cùng kỳ năm trước đạt 60.700 tấn, theo số liệu Hải quan Việt Nam.
Tại Indonesia, các nhà xuất khẩu và nông dân đang giữ một lượng nhỏ trong kho của họ, giao dịch yếu.
Cà phê robusta của Indonesia loại 4, 80% hạt khiếm khuyết đứng ngang giá với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 trên sàn ICE hay ở mức cộng 5 USD/tấn. Tuần trước giá cà phê chào ở mức cộng 7 USD/tấn.
Triển vọng vụ cà phê 2017/2018 của Việt Nam
Đội ngũ Liên hiệp quốc tại Việt Nam đã báo cáo mức nước trên sông được dự kiến thấp dưới mức trung bình 20 – 60% ở Tây Nguyên trong mùa khô kéo dài tới tháng 8.
Thiếu nước trong giai đoạn nở hỏa từ tháng 2 tới tháng 4 trong niên vụ tới 2017/2018 có thể làm giảm sản lượng cà phê của Việt Nam.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet