Cà phê robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ tại Việt Nam, nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới, được chào ở mức trừ lùi 10 – 20 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE, hợp đồng này đã giảm 0,4% xuống 1.804 USD/tấn trong hôm 27/7.
Ông Lê Tiến Hùng, tổng giám đốc SIMEXCO, một công ty xuất khẩu hàng đầu tại Đắk Lắk cho biết “không ai quan tâm xuất khẩu ở mức giá đó do cà phê trong nước quá đắt hiện nay, với lượng tồn kho chỉ khoảng 5 đến 7% còn lại”. “Ngay cả với mức trừ lùi 30 USD với hợp đồng tháng 11 trên sàn ICE, không có người bán; đối với tôi, tôi chỉ có thể bán ở mức trừ lùi là 0”, bổ sung thêm các hạt mới sẽ tới vào cuối tháng 11 hay đầu tháng 12.
Giá cà phê của Việt Nam tăng vọt do nguồn cung trong nước gần hết vào cuối mùa và trong bối cảnh hạn hán tại nước này tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ, với nông dân đang bán ở mức 38.700 đồng tới 39.000 đồng mỗi kg.
Giá cà phê Việt Nam đạt mức cao hơn một năm vào đầu tháng này, trong khi sản lượng niên vụ 2016/17 của Việt Nam giảm 20% tới 25% so với vụ thu hoạch trước.
Mức cộng của cà phê Indonesia loại 4, 80% hạt khiếm khuyết trong phạm vi từ 10 đến 50 USD/tấn trong tuần này so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9, tuần trước mức cộng là 10 USD/tấn.
Một nhà xuất khẩu cho biết “hiện nay chúng tôi thiết lập giá ở mức cộng khoảng 10 tới 50 USD, nhưng cũng có các nhà xuất khẩu bán ở mức cộng 50 – 60 USD/tấn”. “Điều đó phụ thuộc vào mỗi nhà xuất khẩu liệu anh ý hoặc cô ý muốn bán hay giữ cà phê”.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet