Những ngày nắng trong tuần này đang hỗ trợ việc thu hoạch tại vành đai cà phê Tây Nguyên và tốc độ thu hoạch nhanh hơn trở lại thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Một nhà giao dịch với công ty châu Âu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “các công ty được đầu tư nước ngoài đang mua tại các thị trường trong nước, trong khi xuất khẩu vẫn chưa phục hồi”.
Giá trong nước đang tăng cũng dẫn tới nông dân giảm tồn kho với cà phê robusta tăng lên từ 44,0 tới 44,9 triệu đồng (1.981 - 2.004 USD)/tấn trong hôm qua 17/11 so với 44,0 - 44,4 triệu đồng/tấn một tuần trước.
Giá robusta kỳ hạn tháng 1 đóng cửa hôm 16/11 tăng 1,3% lên 2.183 USD/tấn.
Cà phê robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ của Việt Nam được giao dịch ở mức trừ lùi 60 - 70 USD/tấn so với hợp đồng tháng 1, nới rộng từ mức trừ lủi 30 - 40 USD/tấn một tuần trước.
Cà phê loại 1 sàng 16, tương tự cà phê Sumatran, được chào từ ngang giá với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 đến mức trừ lùi 10 USD/tấn, với chênh lệch giữa loại 1 và loại 2 nới rộng thành khoảng 50 USD, so với 45 USD hồi đầu tháng do nguồn cung yếu.
Một thương gia khác tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “mức trừ lùi này được nới rộng do những yếu tố cơ bản, khi sản lượng vụ này có thể không giản nhiều như dự kiến”.
Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam đã cắt giảm ước tính sụt giảm sản lượng năm 2016/17 xuống 10-20% từ mức 20-25%.
Tại Indonesia, tồn kho giảm tiếp và mức cộng đối với robusta thu hẹp. Cà phê robusta của Indonesia loại 4, 80% hạt khiếm khuyết được chào ở mức cộng 20 - 30 USD/tấn so với hợp đồng tháng 1. Tuần trước, cà phê này đứng ở mức từ ngang với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 trên sàn ICE đến mức cộng 30 USD/tấn.
Mưa tại các khu vực trồng hồi đầu tháng đã làm tăng kỳ vọng rằng sản lượng vụ tới bắt đầu từ tháng 4/2017 có thể tăng.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet