Các doanh nghiệp có doanh thu toàn cầu ít nhất 50 triệu bảng Anh buôn bán hơn 500 tấn hàng hóa được quản lý trong hoạt động của mình cần phải đưa ra tờ khai cho thấy hàng nhập khẩu của họ không đến từ vùng đất bị phá rừng bất hợp pháp.
Bất chấp sự ủng hộ rộng rãi trong quá trình tham vấn của Defra (Cục Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn, Vương quốc Anh) vào năm ngoái, Chính phủ vẫn chưa đưa cà phê vào danh sách hàng hóa, không giống như quy định của EU. Cao su, được Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR) công nhận là mặt hàng có nguy cơ gây phá rừng, cũng được loại trừ.
Tổ chức phi Chính phủ quốc tế Global Witness cũng cảnh báo về những rủi ro khi không đưa cà phê vào quy định. Phân tích của nhóm và nền tảng dữ liệu thương mại Trase cho thấy cà phê của Vương quốc Anh là nguyên nhân gây mất rừng tương đương với quy mô gấp khoảng 4 lần so với diện tích tổ chức Lễ hội Glastonbury chỉ từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 7 năm 2023. Reid nói: “Điều này khiến Vương quốc Anh tụt hậu rất xa so với EU, vốn đầu năm nay đã thông qua quy định riêng của mình bao gồm tất cả các hoạt động phá rừng bất kể việc đó có phải là bất hợp pháp ở quốc gia nguồn hay không. Chúng tôi kêu gọi các bộ trưởng tăng cường các quy định này để đảm bảo chúng ta chấm dứt nạn phá rừng do hàng hóa trước thời hạn toàn cầu là năm 2025”.
Quy định mới cũng không bao gồm các lĩnh vực tài chính của Vương quốc Anh tài trợ cho các doanh nghiệp có liên quan đến nạn phá rừng bất hợp pháp ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc đưa ra các quy định sẽ khởi động quá trình đánh giá kéo dài 9 tháng của Bộ Tài chính về cách ngăn chặn các ngân hàng Anh đầu tư vào các công ty nói trên.
(Theo www.thegrocer.co.uk)