Ông Pinol cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Đài phát thanh sau khi công bố bổ nhiệm Tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte hôm thứ Ba rằng nhiệm vụ nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực hiện nay sẽ chỉ thuộc cơ quan lương thực nhà nước, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA).
Nhập khẩu gạo là một vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị tại Philippines, vì chính phủ cố gắng duy trì thuế cao để bảo vệ nông dân trong nước nhưng cũng đôi khi cần phải nhanh chóng nhập khẩu hàng ngàn tấn để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước.
Chỉ thị của Tổng thống mới đắc cử của Philippines là sẽ không cho khu vực tư nhân nhập khẩu gạo nhiều hơn. Việc nhập khẩu gạo chỉ là NFA. Và chính phủ mới có thể đảm bảo với người dân Philippines rằng buôn lậu gạo sẽ được dừng lại.
Các tư thương hiện được phép nhập khẩu gạo hàng năm lên tới 805.200 tấn với mức thuế 35%.
Nhập khẩu gạo được quy định bởi NFA, vấn đề giấy phép nhập khẩu và việc phân bổ cho các tư thương thông qua đấu giá, thực tế là thiếu công bằng vì các nhà nhập khẩu có giấy phép có thể đưa cho các nhà nhập khẩu khác và các nhà môi giới sử dụng giấy phép của họ để nhận tiền thù lao.
Năm 2014, Philippines đã thay đổi để nới lỏng các hạn chế về nhập khẩu gạo bằng cách giảm thuế suất xuống còn 35% từ mức 40% và tăng khối lượng nhập khẩu gạo hàng năm lên 805.200 tấn so với 350.000 tấn do có mức thuế suất giảm.
Tuần trước, phát ngôn viên của Duterte, Peter Lavina nói với Reuters về kế hoạch của chính phủ đương nhiệm nhằm nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo trong năm nay để tăng cường kho dự trữ quốc gia cần được xem xét lại.
Lavina cũng nói rằng chính quyền mới muốn thiết lập các hợp đồng nhập khẩu gạo G2G minh bạch hơn.
Philippines thường xuyên nhập khẩu gạo hơn một triệu tấn mỗi năm, đây là mặt hàng lương thực chủ yếu để đáp ứng nhu cầu do dân số ngày càng tăng. Việt Nam là nhà cung cấp chính của Philippines, mặc dù Thái Lan cũng thường xuất khẩu gạo.
Nguồn: itpc.hochiminhcity.gov.vn