Kết quả này sẽ đạt được do việc vốn đầu tư ước tính khoảng 1,2 nghìn tỷ rúp vào 395 dự án xuất khẩu các ngành cụ thể. Agroexport cho biết, có khoảng 73% vốn đầu tư vào bốn ngành chính: Thực phẩm 21,1% (255 tỷ rúp), chế biến ngũ cốc 19,8% (240 tỷ rúp), thịt 16% (194 tỷ rúp); dầu mỡ 15,6% (189 tỷ rúp); Các ngành này chủ yếu sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ước tính thời gian thực hiện trung bình cho tất cả các dự án khoảng 3,5 năm.
Theo chuyên gia, các dự án trong lĩnh vực chế biến ngũ cốc thường có vốn cao nhất, chi phí đầu tư trung bình của một dự án lĩnh vực này là trên 16 tỷ rúp, trong khi chi phí trung bình cho các dự án khác ước tính là 3,1 tỷ rúp. Các dự án trong ngành công nghiệp thực phẩm và thủy sản sử dụng ít vốn nhất, trung bình gần 2 tỷ rúp.
Theo Agroexport, ngành dầu mỡ có thể đóng góp lớn nhất vào việc tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông nghiệp cho đến năm 2024, ước tính tăng hơn 3 tỷ USD, chiếm 41,1% trong tổng mức tăng kim ngạch xuất khẩu. Đứng ở vị trí thứ hai là ngành ngũ cốc, có thể tăng 1,8 tỷ USD (chiếm 25,9%); sản phẩm thịt có thể tăng 718 triệu USD (chiếm 10,3%), thực phẩm và các sản phẩm công nghiệp chế biến tăng 527 triệu USD (chiếm 7,6%).
Chính phủ sẽ đầu tư thêm 120 tỷ rúp để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hỗ trợ nông dân; các ngành có tiềm năng xuất khẩu nhiều nhất là thủy sản, ngũ cốc, dầu mỡ, ngũ cốc chế biến và hạt có dầu, dự kiến các ngành này sẽ xuất khẩu trên 50% tổng sản lượng. Các ngành khác như thịt, sữa, thực phẩm sẽ chủ yếu phân phối ở thị trường nội địa và chỉ xuất khẩu rất ít.

Nguồn: Vinanet/VITIC/meatcommerce.com