Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.559

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

34.500

+600

Lâm Đồng

34.000

+600

Gia Lai

34.600

+600

Đắk Nông

34.400

+600

Hồ tiêu

51.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.290

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước có sự điều chỉnh tăng liên tiếp đến bất ngờ. Chỉ sau hai phiên giao dịch, giá cà phê nguyên liệu đã lên tới gần 1 triệu đồng/tấn. Điều này là do giá cà phê kỳ hạn trên hai sàn thế giới đã rất sôi động, đặc biệt thị trường cà phê arabica có mức tăng kỷ lục từ đầu năm tới nay. Giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% tại cảng TP.HCM giao dịch ở mức 1.559 USD/tấn, trừ lùi 45 USD/tấn.

 

Bên cạnh đó, giá cà phê trên thị trường tăng trưởng mạnh mẽ do đồng real của Brazil tăng giá, hỗ trợ giá cà phê và khiến các nhà sản xuất hạn chế bán ra. Nguồn cung thắt chặt do vụ thu hoạch tại Indonesia kết thúc, sản lượng cà phê tại Ấn Độ và Việt Nam sụt giảm bởi thời tiết không thuận lợi tại các vùng sản xuất chính. Theo Ban Cà phê Ấn Độ, sản lượng cà phê của nước này niên vụ 2018/19 có thể giảm tới 20%. Tồn kho cà phê tại Mỹ cũng giảm, lượng cà phê dự trữ tại các kho nước này vào cuối tháng 8 giảm 172.768 bao so với cuối tháng 7, theo Hiệp hội Cà phê nhân (GCA).

 

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng những năm gần đây, sản lượng nhập khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng. Số liệu từ Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương mới đây cho thấy, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong niên vụ 2016/17 ước đạt 26,55 triệu bao, tăng nhẹ so với mức dự đoán 26,05 triệu bao trước đó. Nguyên nhân chính là do sản lượng hạt cà phê tươi xuất khẩu được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2017/18 sẽ dao động trong khoảng 26,65 triệu bao. Những con số đó cho thấy, ngành cà phê Việt Nam chủ yếu quan tâm đến thị trường thế giới mà “bỏ lơ” thị trường nội địa.