Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc(Robusta)

30,500

 

— Di Linh(Robusta)

30,500

+200

— Lâm Hà(Robusta)

30,400

 

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar(Robusta)

31,400

 

— Buôn Hồ(Robusta)

31,400

 

GIA LAI

 

 

— Ia Grai(Robusta)

31,000

 

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa(Robusta)

31.000

 

KON TUM

 

 

— Đắk Hà(Robusta)

31.000

 

HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

32,400

-100

Giá cà phê thế giới
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 13/4/2019, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang giảm mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm 0.36%, với giá hợp đồng giao tháng 5/2019 giảm 5 USD (mức giảm 0.36%) đứng ở mức 1387 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 5/2019 tăng 0.15% USD đứng ở mức 90,40 cent/lb.
Xuất khẩu cà phê tháng 3 năm 2019 ước đạt 166 nghìn tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 483 nghìn tấn và 841 triệu USD, giảm 14,2% về khối lượng và giảm 22,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Giá cà phê giảm trước áp lực nguồn cung từ Brazil tiếp tục đè nặng lên các thị trường. Nhìn lại quý I/2019, thị trường cà phê trong nước biến động giảm với mức giảm 700 đ/kg. Giá cà phê giảm do nguồn cung cà phê toàn cầu đang ở mức cao.
Giá cà phê toàn cầu tiếp tục giảm do áp lực dư cung, đặc biệt là áp lực bán ra từ Brazil. Theo số liệu từ Hội đồng xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé), lượng cà phê nhân xuất khẩu trong tháng 2/2019 của nước này đạt 3,142 triệu bao, tăng 40,5% so với tháng 2/2018. Hội đồng xuất khẩu cà phê Brazil dự báo nước này sẽ xuất khẩu lượng cà phê cao kỷ lục 40 triệu bao trong niên vụ 2019/2020 (từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020), trong đó cà phê Robusta nhân xô có thể xuất khẩu khoảng 36,3-36,6 triệu bao.
Ngân hàng nông nghiệp Rabobank dự kiến, sản lượng cà phê niên vụ 2019/20 của Brazil đạt 57,6 triệu bao, gồm 38 triệu bao cà phê Arabica và 19,5 triệu bao cà phê Robusta, sau khi khảo sát trên 350 vườn trồng cà phê. Đồng USD tiếp tục mạnh lên làm cho hầu hết giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ.
Trong khi đồng Real yếu trở lại đã kích thích nông dân Brazil mạnh tay bán ra. Bên cạnh còn là áp lực bán hàng vụ cũ năm trước đạt sản lượng kỷ lục và thu hoạch vụ mới năm nay của Brazil đã cận kề. Về dài hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ phục hồi trở lại.
Đầu tuần trước, PT Mayora cho biết họ sẽ đầu tư 80 triệu USD vào thị trường Philippines trong 5 năm tới và xây dựng một nhà máy để sản xuất cà phê hòa tan Kopiko nổi tiếng của mình.Công ty cho hay nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong và ngoài nước nhưng không hề tiết lộ công suất của nhà máy. Động thái này là một thách thức mới đối với Nestle và Universal Robina, những công ty đang cố gắng bảo vệ thị phần ngày càng bị thu hẹp tại thị trường cà phê hòa tan có giá trị 1,1 tỉ USD của Philippines.
Theo dự báo của Euromonitor International giá trị thị trường này sẽ tăng lên gần 1,5 tỉ USD vào năm 2023.
“Ông trùm” đồ uống và thức ăn nhẹ Carlos Chan cũng mạo hiểm trên thị trường cà phê hòa tan gần đây. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Nestle tại Philippines, ông Kais Marzouki cho biết: “Cạnh tranh luôn là yếu tố được chào đón”. Trong buổi khai trương nhà máy mới trị giá 2,8 tỉ peso (tương đương 54 triệu USD) để sản xuất đồ uống sô cô la và kem dưỡng da, ông cho biết Nestle sẽ giữ lấy thị phần của mình bằng cách tăng đầu tư.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet