Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng. Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 1.364 USD/tấn tăng 4 USD/tấn.

Giá cà phê nhân xô tại một số thị trường

ĐVT: đ/kg|FOB: USD/tấn

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1,364

Trừ lùi:-60

Đắk Lăk

31,800

+100

Lâm Đồng

31,000

+100

Gia Lai

31,500

+100

Đắk Nông

31,500

+100

Hồ tiêu

45,000

0

Tỷ giá USD/VND

23,150

0

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/4/2019, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tương đối ổn định. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 6 USD, xuống 1.420 USD/tấn, trong khi các kỳ hạn giao sau vẫn không thay đổi. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 7 vẫn đứng ở 1.442 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 vẫn đứng ở 1.455 USD/tấn. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 0,7 cent, lên 93,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,6 cent, lên 96,1 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais Brasil giảm nhẹ xuống ở mức 1 USD = 3,8550 Reais trong khi USDX tăng nhẹ đã giúp phần lớn nhà đầu tư quay trở lại thị trường hàng hóa nông sản. Khối lượng giao dịch “khủng” trên sàn cà phê kỳ hạn New York cho thấy các quỹ và đầu cơ bán khống đã vội vàng thanh lý khi thị trường cà phê Arabica có dấu hiệu khởi sắc.
Trái lại, sự bất đồng trong việc duy trì lãi suất đồng Euro = 0% của ECB với các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực đã khiến sức tăng của giá cà phê Robusta trên sàn London bị chùng lại khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn.
Tuy nhiên, do sắp đáo hạn quyền chọn kỳ hạn tháng 5 nên nhà đầu tư cần thanh lý lượng bán khống quá mức sẽ giúp các thị trường cà phê chuyển sang xu hướng tích cực trong ngắn hạn.
Mặc dù xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2019 sang Nhật Bản giảm, nhưng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành cà phê nước ta. Dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản còn rất lớn. Theo Hiệp hội thương mại cà phê Nhật Bản, nhập khẩu cà phê nhân xô Robusta Nhật Bản ngày càng gia tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng hương vị cà phê ngon và có giá thành thấp hơn này.
Tại Nhật Bản, cà phê Robusta chủ yếu được sử dụng để sản xuất loại cà phê hòa tan và thường được bán theo gói nhỏ, phổ biến trong các hộ gia đình có một hoặc hai thành viên, hiện là nhóm tiêu dùng có xu hướng tăng. Theo công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống Ajinomoto, cà phê hòa tan phải có đủ vị mạnh, đậm đà và đắng để cân bằng với độ ngọt của bột kem và đường. Bên cạnh đó, cà phê Robusta cũng đang giành được vị trí trong thị trường cà phê tự rang xay do các nhà cung cấp trộn chúng với loại cà phê Arabica để làm giảm giá thành. Cà phê Robusta cũng được sử dụng nhiều hơn ở các quán cà phê và trong sản phẩm của các thương hiệu riêng có giá bình dân cho các nhà bán lẻ.
Khoảng cách địa lý gần cũng tạo lợi thế cho Việt Nam và cà phê Robusta của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Các tuyến tàu biển từ Việt Nam và các nhà sản xuất khác trong khu vực chỉ mất nửa thời gian so với cà phê Arabica từ các nước Mỹ La-tinh tới Nhật Bản. Và trong số các nhà sản xuất cà phê Đông Nam Á, Việt Nam có cơ sở sản xuất lớn hơn nên tạo được nguồn cung ổn định hơn. Mặc dù cà phê Robusa chắc chắn không thể thay thế được hoàn toàn cà phê Arabica, nhưng trong thời gian tới sẽ có sự gia tăng nhu cầu đối với các nhãn hiệu cà phê Arabica-Robusta.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet