Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng mạnh 66 ringgit, tương đương 1,5% lên 4.464 ringgit (941,18 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 12/8.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.435 ringgit (935,06 USD)/tấn.
Anilkumar Bagani, trưởng nhóm nghiên cứu của Sunvin Group, cho biết giá dầu cọ tăng nhờ thị trường dầu thực vật toàn cầu tăng giá, nhưng việc giảm giá dầu đậu nành Chicago (trong ngày) đã hạn chế mức tăng. Ông cũng cho biết, trọng tâm hiện nay là sự gia tăng sản lượng trong tháng 10/2022 của Hội đồng Dầu cọ Malaysia.
Tại nhà sản xuất Indonesia, giá dầu thô tăng khiến dầu cọ trở nên hấp dẫn trong vai trò là nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế. Việc kết hợp hàm lượng sinh học cao hơn trong nhiên liệu ngày càng trở nên khả thi hơn đối với Indonesia, quốc gia hiện có 30% hỗn hợp dầu cọ bắt buộc trong dầu diesel sinh học.
Trong khi đó, Nga cho biết họ sẽ tiếp tục tham gia vào một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, đảo ngược quyết định cuối tuần trước là rút khỏi giao dịch khiến các nhà lãnh đạo thế giới cảnh báo sẽ làm gia tăng nạn đói trên toàn cầu.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,2% còn giá dầu cọ tăng 1,7%. Giá đậu tương trên sàn Chicago giảm trở lại sau khi tăng 3% qua đêm. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.