Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch giảm 1,25% xuống 4.095 ringgit (867,95 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá đã giảm 0,84%.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.047 ringgit (857,6 USD)/tấn.
Giá dầu thô yếu hơn khiến dầu cọ trở nên kém hấp dẫn trong vai trò là nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 1,7% còn giá dầu cọ giảm 2,55%. Giá đậu tương trên sàn Chicago đi ngang. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Trong tuần giữa tháng 10/2022, giá dầu cọ đã tăng lên mức cao nhất 7 tuần do lo ngại bão và lũ lụt ở nước trồng lớn có thể làm gián đoạn nguồn cung, trong khi các nhà đầu tư cũng cảnh giác về khả năng tăng thuế nhập khẩu ở nước mua hàng đầu Ấn Độ.
Indonesia đã ban hành cảnh báo lũ lụt cho các tỉnh ở Kalimantan và Sumatra. Mưa lớn liên tục và lũ lụt kéo dài tại Malaysia cũng đã làm gián đoạn việc thu hoạch và vận chuyển trái cọ, cũng như làm giảm chất lượng cọ dầu. Ngoài ra, suy đoán rằng Ấn Độ đang xem xét đề xuất tăng thuế nhập khẩu dầu cọ cũng là một mối lo ngại đối với thị trường, theo Marcello Cultrera, Giám đốc có trụ sở tại Kuala Lumpur tại Apricus 8 Pte Ltd.
Hội đồng Dầu cọ Malaysia cho biết, giá dầu cọ thô (CPO) đã được công bố ở mức 3.575,80 ringgit/tấn, chịu thuế xuất khẩu tối đa là 8% kể từ tháng 1/2021.
Cơ cấu thuế xuất khẩu CPO của Malaysia bắt đầu ở mức 3% khi giá giao hàng tự do đối với CPO nằm trong khoảng 2.250 - 2.400 ringgit/tấn. Mức thuế tối đa là 8% khi giá CPO trên 3.450 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters, Bloomberg