Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 2,25% lên mức 4.220 ringgit (892,18 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.124 ringgit (872,99 USD)/tấn.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 10/2022 giảm 3,5% so với cùng kỳ tháng trước, theo Công ty khảo sát hàng hóa Intertek Testing Services, trong khi Societe Generale de Surveillance lại báo cáo xuất khẩu giảm 0,6%. Công ty giám định độc lập AmSpec Agri Malaysia cũng cho biết xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ trong giai đoạn này tăng 6,6%.
Giá dầu giảm trong đầu phiên do đồng USD mạnh lên và dữ liệu ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng nhiều hơn so với dự kiến, củng cố thêm lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu sụt giảm.
Đồng ringgit giảm 0,04% so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, khiến cho hàng hoá được định giá bằng đồng tiền này đắt hơn đối với những người mua bằng đồng ngoại tệ.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương đảo chiều tăng 0,95% còn giá dầu cọ tăng 1,44%. Giá đậu tương trên sàn Chicago tăng 0,27%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters