Hợp đồng dầu cọ giao tháng 11/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 1,56% lên 4.300 ringgit (958,54 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.301 ringgit (958,76 USD)/tấn.
Các loại ngũ cốc trên sàn Chicago nới rộng mức tăng do lo ngại sản lượng ngô và đậu tương tại khu vực Trung Tây của Mỹ sẽ giảm xuống dưới mức kỳ vọng.
Giá dầu giảm trở lại từ mức tăng gần 4% trong phiên trước do lo ngại OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng trước khả năng một thỏa thuận hạt nhân có thể khiến dầu của Iran trở lại thị trường. Dầu thô giảm khiến cọ trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn để làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học.
Theo Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Ấn Độ cam kết nhập khẩu 2,6 triệu tấn sản phẩm dầu cọ trị giá 3,16 tỷ USD. Cam kết này đã được Bộ trưởng Thương mại Indonesia ký trong chuyến thăm Ấn Độ gần đây, tuy nhiên không cung cấp chi tiết về thời gian xuất khẩu mặt hàng này.
Dữ liệu xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ trong 20 ngày đầu tháng 8/2022 của Malaysia có hai xu hướng, một nhà khảo sát cho răng xuất khẩu giảm hàng tháng trong khi cơ quan còn lại báo cáo tăng trưởng. Các thương nhân đang chờ đợi dữ liệu tiếp theo của cơ quan khảo sát hàng hoá trong giai đoạn từ 01 – 25/8/2022 vì sản lượng trong tháng này được dự báo tăng.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,07%, giá dầu cọ tăng 1,1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,8%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters