Hợp đồng dầu cọ giao tháng 11/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 1,39% lên 4.218 ringgit (940,05 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.171 ringgit (929,99 USD)/tấn.
Đồng ringgit suy yếu so với đồng USD trong 7 ngày liên tiếp, khiến hàng hoá được định giá bằng đồng tiền này trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ.
Theo nhà khảo sát hàng hoá Societe Generale de Surveillance, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 8/2022 giảm 0,8% xuống 718,291 tấn từ mức 724,283 tấn xuất khẩu trong cùng giai đoạn tháng trước,. Công ty giám định độc lập AmSpec Agri Malaysia cũng báo cáo mức giảm 3,8%, trong khi công ty khảo sát hàng hóa Intertek Testing Services lại cho rằng con số này tăng 9,1% lên 728.165 tấn.
Tồn kho dầu cọ tại nước đổi thủ Indonesia tăng sau khi lệnh cấm xuất khẩu kết thúc vào tháng 5/2022, trong bối cảnh các nhà chức trách nỗ lực kiểm soát giá dầu ăn trong nước. Mặc dù áp đặt hạn chế xuất khẩu sau lệnh cấm, nước này cũng đã cố gắng thúc đẩy xuất khẩu.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho biết, Ấn Độ cam kết nhập khẩu 2,6 triệu tấn sản phẩm dầu cọ mà không cung cấp thông tin chi tiết về thời hạn bán hàng.
Giá dầu giảm nhẹ trong một phiên giao dịch biến động, do thị trường cân nhắc cảnh báo của Saudi Arabia rằng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng trước khả năng một thỏa thuận hạt nhân có thể khiến dầu của Iran trở lại thị trường.
Dầu thô giảm khiến cọ trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn để làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học.
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago tăng 1,4% lên mức cao nhất một tuần, sau khi chính phủ Mỹ báo cáo tình trạng mùa vụ xấu đi trong bối cảnh thời tiết khô nóng ở các khu vực trồng trọng điểm.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,6%, giá dầu cọ tăng 2,38%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,36%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters