Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng mạnh 152 ringgit, tương đương 2,35% lên 6.620 ringgit (1.510,04 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.415 ringgit/tấn. Như vậy trong ba ngày qua, giá đã tăng tới 3,63%.
Nhu cầu về dầu diesel sinh học của Malaysia và nhu cầu từ Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã hỗ trợ giá dầu cọ.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 5/2022 tăng 20,5% lên ở 1.329.186 tấn từ mức 1.103.093 tấn xuất xưởng hồi tháng 4/2022, theo nhà khảo sát hàng hoá Societe Generale de Surveillance.
Người đứng đầu cơ quan bảo vệ công nhân nhập cư của Indonesia cho biết, Indonesia đã cấm một nhóm công nhân của đồn điền đến Malaysia vì các nhà tuyển dụng không làm đúng thủ tục và hầu hết công nhân không có visa phù hợp.
Tính đến ngày hôm qua, thứ Năm (02/6), Indonesia đã cấp giấy phép xuất khẩu cho 179.464 tấn dầu cọ, sau khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ hồi tuần trước.
Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC) đã hạ triển vọng sản xuất đối với nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới này và chốt giá duy trì trên 6.000 ringgit (1.367,37 USD)/tấn trong năm nay.
Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,17%. Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã đóng cửa vào thứ Sáu (03/6) để nghỉ lễ Lễ hội Thuyền rồng.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể phá vỡ ngưỡng kháng cự 6.577 ringgit/tấn và tăng lên trong khoảng 6.682 - 6.731 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters