Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng mạnh 124 ringgit, tương đương 1,9% lên 6.657 ringgit (1.519,52 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.570 ringgit/tấn. Tính chung cả tuần, giá kỳ hạn này tăng 8,9% do nhu cầu hồi phục tốt hơn so với dự kiến trong khi nguồn cung từ nhà sản xuất hàng đầu Indonesia vẫn bị mắc kẹt.
Paramalingam Supramaniam, Giám đốc công ty môi giới Pelindung Bestari có trụ sở tại Selangor, cho biết sản lượng dầu cọ của Malaysia trong tháng 5/2022 có thể giảm từ 5-7%, dẫn đến lượng tồn trữ có thể bị cắt giảm.
Theo nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 5/2022 đã tăng 23,9% lên 1.112.175 tấn từ mức 897.683 tấn trong cùng kỳ tháng trước.
Nhà phân tích dầu thực vật hàng đầu thế giới, Dorab Ministry đã kêu gọi nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới Indonesia nối lại xuất khẩu dầu cọ ngay lập tức, và cảnh báo rằng việc ngừng xuất khẩu kéo dài trong khi chờ đợi chi tiết về quy tắc bán hàng trong nước có thể tác động xấu đến kinh tế của người nông dân.
Quy định xuất khẩu ở Indonesia không chắc chắn cùng động thái của Chính phủ Ấn Độ miễn thuế nhập khẩu đối với dầu đậu tương và dầu hướng dương đã khiến giá dầu ăn cạnh tranh tăng cao.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,8%, giá dầu cọ tăng 3,8%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,05%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể tăng lên mức 6.713 - 6.731 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters