Hợp đồng dầu cọ giao tháng 4 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên hôm nay giảm 0,77% xuống 5.551 ringgit (1.326,56 USD)/tấn, xoá bỏ mức tăng 2,7% trong phiên trước.
Hiệp hội Dầu cọ Malaysia (MPOB) sẽ công bố số liệu sản xuất trong tháng Giêng vào cuối ngày. Dự trữ dầu cọ của nước này vào cuối tháng 1 xuống 1,55 triệu tấn, giảm 3,85% so với tháng trước.
MPOB cho biết, sản lượng dầu cọ thô đạt 1,25 triệu tấn, giảm 13,54% so với tháng 12, còn xuất khẩu dầu cọ đạt 1,16 triệu tấn, giảm 18,67%.
Indonesia đã ban hành quy định giấy phép xuất khẩu đối với tất cả các sản phẩm dầu cọ, trong đó, các nhà xuất khẩu phải bán 20% sản lượng xuất khẩu theo kế hoạch của họ ở trong nước và giới hạn mức giá, làm gia tăng lo ngại gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương và dầu cọ giao tháng 5 tăng lần lượt 1,12% và 1,92%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương hầu như không thay đổi.
Vào thời điểm nghỉ giữa ngày lúc 12h24 hôm nay 10/2/2022, hợp đồng dầu cọ giao tháng 4 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,07% lên 5.598 ringgit (1.338,59 USD)/tấn. Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,37%, giá dầu cọ tăng 2,57%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,33%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể thử mức kháng cự 5.676 ringgit/tấn, mức vượt trên có thể khiến giá tăng lên 5.749 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters