Hợp đồng dầu cọ giao tháng 10/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 161 ringgit, tương đương 4,22% lên 3.973 ringgit (892,61 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 3.992 ringgit (897,68 USD)/tấn.
Các nhà nhập khẩu châu Á đang tăng cường mua dầu cọ để bổ sung kho dự trữ sau khi giá mặt hàng này được điều chỉnh xuống mức thấp nhất một năm và nhà sản xuất hàng đầu Indonesia tạm loại bỏ thuế xuất khẩu.
Theo Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOB), nước này sẽ duy trì mức thuế xuất khẩu tháng 8/2022 đối với dầu cọ thô ở mức 8% và hạ giá tham chiếu.
Malaysia tính giá tham chiếu ở 5.257,91 ringgit (1.182,62 USD)/tấn trong tháng 8/2022. Mức này thấp hơn so với giá tham chiếu 6.732,2 ringgit/tấn trong tháng 7/2022.
Cơ cấu thuế xuất khẩu bắt đầu từ 3% đối với dầu cọ thô trong khoảng 2.250 – 2.400 ringgit/ấn. Mức thuế tối đa được ấn định là 8% khi giá vượt quá 3.450 ringgit/tấn.
Bộ Công nghiệp Trồng trọt và Hàng hóa Malaysia cho biết, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới này đang mất khoảng 57.880 tấn quả cọ mỗi ngày, tương đương 1,5 triệu tấn cọ mỗi tháng do thiếu hụt lao động trầm trọng.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,7%, giá dầu cọ tăng 2,1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,2%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters