Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu 7.800 – 7.900 đồng/kg (tăng 100 – 150 đồng/kg so với hôm qua), loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 9.200 đồng/kg (tăng 100 đồng/kg); riêng tấm 1 IR 504 hè thu ổn định ở mức 7.500 – 7.600 đồng/kg; cám vàng 5.600 đồng/kg (tăng 100 đồng/kg).
Giá lúa gạo tại An Giang ngày 9/7/2020
ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng

Ngày 9/7/2020

Ngày 2/7/2020

Thay đổi

Lúa tươi

 

 

 

- Lúa Jasmine

5.700 - 5.850

5.500 - 5.800

Tăng 50 – 200

- Lúa IR 50404

5.000 - 5.050

4.900 - 5.100

Tăng 50 – 100

- Lúa OM 9577

5.100 - 5.200

5.050

Tăng 50 – 100

- Lúa OM 9582

5.150 - 5.200

5.050

Tăng 100 -150

- Lúa Đài thơm 8

5.200 - 5.400

5.200 - 5.400

0

- Lúa OM 5451

5.000 - 5.200

5.500 - 5.700

Giảm 500

- Lúa OM 7347

-

5.500 - 5.600

0

- Lúa OM 6976

5.400 - 5.500

5.600 - 5.700

Giảm 200

- Lúa Nhật

7.000 - 7.500

7.300 - 7.800

Giảm 300

- Lúa Nàng Nhen (khô)

10.000

10.000

0

- Lúa IR 50404 (khô)

5.400 - 5.600

6.200 - 6.300

Giảm 700

Lúa khô

 

 

 

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

0

- Gạo thường

10.500 - 11.500

10.500 - 11.500

0

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

0

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

0

- Gạo thơm Jasmine

14.500 - 15.500

14.500 - 15.500

0

- Gạo Hương Lài

19.200

19.200

0

- Gạo trắng thông dụng

11.500

11.500

0

- Gạo Sóc thường

14.500

14.500

0

- Gạo thơm Đài Loan trong

21.200

21.200

0

- Gạo Nàng Hoa

16.500

16.500

0

- Gạo Sóc Thái

18.500

18.500

0

- Tấm thường

11.500

11.500

0

- Tấm thơm

12.500

12.500

0

- Tấm lài

10.500

10.500

0

- Gạo Nhật

22.500

22.500

0

- Cám

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

Mặc dù giá gạo mấy hôm nay có xu hướng tăng, nhưng so với tháng trước thì vẫn sụt giảm khoảng 10%, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang rất khó tìm kiếm đơn hàng.

Hiện nay, thị trường lúa gạo trên thế giới rất trầm lắng, nhu cầu giảm mạnh so với những tháng đầu năm.
Theo các chuyên gia, các khách hàng từ chối đơn hàng của Việt Nam vì họ đã nhập đủ lượng gạo dự trữ. Đồng thời, sau thời gian lo lắng vì dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng tới an ninh lượng thực, đến nay nhiều nước đã nhận ra rằng nguồn cung lương thực trên thế giới vẫn dồi dào. Vì vậy, họ không sốt sắng trong vấn đề nhập lương thực như những tháng đầu năm. Nếu thị trường lúa gạo vẫn tiếp tục ảm đạm như vậy không biết đầu ra của vụ lúa Hè Thu sẽ thế nào.
Thông tin từ thoibaokinhdoanh, Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, thị trường xuất khẩu gạo đang chững lại. Lúc cao điểm của đại dịch Covid-19, các nước tăng nhập gạo để dự trữ, không chỉ mua của Việt Nam mà còn từ nhiều nước với số lượng lớn. Thế nên giá gạo tăng rất tốt trong thời gian qua nhưng nay đang giảm sâu. Mới đây, Tổng công ty Thương mại quốc tế Philippines (PITC) – đơn vị đại diện cho Chính phủ Philippines đã hủy bỏ toàn bộ kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo theo cơ chế liên Chính phủ (G2G) với các đối tác, bao gồm cả Việt Nam vì đến thời điểm hiện tại, nguồn cung gạo của Philippines đã được đảm bảo. Lâu nay, nước này là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, điều đó có nghĩa ngành lúa gạo Việt Nam sắp tới sẽ cực kỳ khó khăn.
Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được xem là cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam. Tuy nhiên, việc tận dụng được thế nào vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ. Bộ Công Thương cho biết, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Namcó thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.
Tuy nhiên, các lô hàng gạo thơm thuộc diện hạn ngạch thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được hưởng ưu đãi theo hạn ngạch thuế quan của EVFTA.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đang phối hợp xây dựng văn bản hướng dẫn quy trình đăng ký giấy chứng nhận này để ban hành ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tiên quyết để gạo Việt Nam chinh phục thị trường EU là chất lượng. Để đáp ứng điều này cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp với nông dân. Nhà nước cần phải hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam; để gạo Việt Nam không chỉ bán với giá 300-400 USD/tấn, mà lên 1.000 USD/tấn.

Nguồn: VITIC