Tại miền Bắc thị trường lặng sóng
Giá lợn hơi tại khu vực khá ổn định, Nam Định là địa phương duy nhất giảm 1.000 đ/kg xuống 33.000 đ/kg. Trong khi đó, ngoài một số tỉnh miền núi như Lào Cai, Sơn La giá dao động ở mức 36.000 - 37.000 đ/kg, các địa phường còn lại gồm Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Thái Bình, Tuyên Quang ... lợn hơi được thu mua trong khoảng 29.000 - 34.000 đ/kg.
Về tình hình dịch tả lợn châu Phi (ASF), tỉnh Hoà Bình báo cáo dịch bệnh đã xuất hiện trở lại trên địa bàn tỉnh, tại xã Yên Phú - huyện Lạc Sơn, xã Cao Thắng và thị trấn Lương Sơn - huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, sau khi công bố hết dịch vào đầu tháng 4. Tính đến thời điểm 9/5/2019, tại 3 xã trên, số lợn ốm và chết do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy là 107 con, với trọng lượng gần 7.700 kg, trong đó huyện Lương Sơn 75 con, trọng lượng hơn 6.000 kg, huyện Lạc Sơn 32 con, trọng lượng gần 1.600 kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên biến động trái chiều
Giá lợn hơi tại Nghệ An, Đắk Lắk giảm 2.000 đ/kg xuống 36.000 - 37.000 đ/kg. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi giảm 3.000 đồng xuống 37.000 đồng; tại Bình Thuận cũng giảm 1.000 đồng xuống 33.000 đ/kg; trong khi đó, tại Thanh Hoá tăng 3.000 đ/kg lên 36.000 đồng; Quảng Trị tăng 1.000 đồng lên 37.000 đ/kg. Các địa phương còn lại, giá lợn hơi không thay đổi, dao động trong khoảng 35.000 - 40.000 đ/kg.
Tại miền Nam giá giảm mạnh trên diện rộng
Giá lợn hơi tại các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu giảm mạnh 3.000 đồng xuống 38.000 - 40.000 đ/kg. Đồng Nai giảm 2.000 đồng xuống 32.000 đ/kg. An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An cũng đồng loạt giảm 2.000 đồng xuống 36.000 - 41.000 đ/kg, Vĩnh Long có nơi xuống còn 34.000 - 35.000 đ/kg.
Tây Ninh, Trà Vinh, Kiên Giang giảm 1.000 đồng xuống 36.000 - 41.000 đ/kg. Tại Bến Tre giảm 1.000 đồng xuống 34.000 đ/kg, có nơi xuống còn 32.000 - 33.000 đồng. Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ trong ngày 10/5/2019 đạt 5.500 con và tình hình buôn bán của thương lái không tốt.
Rõ ràng, các ổ dịch tả lợn châu Phi tại Đồng Nai và Bình Phước đang tác động tiêu cực tới tình hình tiêu thụ và giá lợn thịt.

Giá lợn hơi ngày 11/5/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

28.000-34.000

Giữ nguyên

Hải Dương

28.000-34.000

_1.000

Thái Bình

28.000-34.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

30.000-34.000

Giữ nguyên

Hà Nam

28.000-35.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

30.000-34.000

Giữ nguyên

Nam Định

30.000-34.000

Giữ nguyên

Ninh Bình

32.000-34.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

30.000-35.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

32.000-37.000

Giữ nguyên

Cao Bằng

40.000-42.000

Giữ nguyên

Hà Giang

37.000-42.000

Giữ nguyên

Lào Cai

37.000-40.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

34.000-39.000

-1.000

Phú Thọ

30.000-33.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

32.000-34.000

+1.000

Bắc Giang

25.000-32.000

-2.000

Vĩnh Phúc

32.000-34.000

Giữ nguyên

Yên Bái

34.000-39.000

-1.000

Hòa Bình

36.000-41.000

Giữ nguyên

Sơn La

40.000-42.000

Giữ nguyên

Lai Châu

40.000-43.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

34.000-36.000

-1.000

Nghệ An

37.000-41.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

35.000-40.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

36.000-39.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

37.000-39.000

Giữ nguyên

TT-Huế

36.000-39.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

40.000-41.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

36.000-40.000

Giữ nguyên

Bình Định

36.000-39.000

+1.000

Phú Yên

36.000-40.000

+1.000

Khánh Hòa

38.000-41.000

+1.000

Bình Thuận

33.000-36.000

+1.000

Đắk Lắk

36.000-39.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

38.000-39.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

38.000-39.000

-1.000

Gia Lai

39.000-40.000

-1.000

Đồng Nai

34.000-36.000

-1.000

TP.HCM

38.000-40.000

-1.000

Bình Dương

37.000-39.000

-1.000

Bình Phước

36.000-41.000

-1.000

BR-VT

35.000-37.000

-1.000

Long An

41.000-42.000

-1.000

Tiền Giang

38.000-40.000

-1.000

Bến Tre

33.000-37.000

-2.000

Trà Vinh

38.000-39.000

-1.000

Cần Thơ

41.000-43.000

Giữ nguyên

An Giang

42.000-43.000

Giữ nguyên

Đồng Tháp

43.000-46.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

38.000-40.000

Giữ nguyên

Sản lượng thịt toàn cầu giảm khi dịch ASF càn quét hàng loạt trang trại tại Trung Quốc

Sản lượng thịt có thể giảm lần đầu tiên trong hai thập kỉ vì dịch tả lợn châu Phi (ASF) tàn phá đàn lợn của Trung Quốc. Đây là nhận định từ một báo cáo từ Liên Hợp Quốc. Theo báo cáo này, dịch ASF sẽ ảnh hưởng tới các thị trường thực phẩm và nông nghiệp trên khắp thế giới. Nhìn chung, lượng thịt người chăn nuôi sẽ sản xuất giảm 0,2% trong năm nay.
Hơn 1 triệu con lợn đã bị tiêu hủy tại Trung Quốc kể từ khi ổ dịch đầu tiên bùng phát và các chuyên gia phân tích dự báo Trung Quốc, nhà sản xuất lợn hàng đầu thế giới, sẽ mất 30% đàn heo trong năm 2019.
Dù với cơn sốt chuyển sang lối sống lành mạnh của giới trẻ và đợt IPO thành công của nhà sản xuất burger chay Beyond Meat, cũng không tác động nhiều tới nhu cầu tiêu thụ thịt của thế giới.
Nguồn cung thịt giảm trong năm nay sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ sau nhiều năm tăng trưởng ổn định nhờ thu nhập tăng và tiêu chuẩn cuộc sống cao hơn tại các quốc gia đang phát triển, theo đó nhiều người có thể chi trả cho thực phẩm từng là mặt hàng xa xỉ. Sản xuất thịt đã tăng khoảng 45% kể từ năm 2000, theo Liên Hợp Quốc.
Hiện tại, dịch ASF tại Trung Quốc đang có tác động lớn nhất tới sản lương thịt lợn, với sự sụt giảm của thịt lợn được bù đắp bằng tăng trưởng nguồn cung thịt gà và thịt bò. Virus, vốn không gây nguy hiểm cho con người, đã lan rộng trên khắp quốc gia châu Á và chưa có dấu hiệu cho thấy nó đã được kiểm soát.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tháng 4 dự báo số lợn giảm 134 triệu con, tương đương toàn bộ lượng lợn hàng năm của Mỹ, và là mức giảm tồi tệ nhất kể từ khi USDA bắt đầu theo dõi đàn lợn vào giữa những năm 1970.
Nhu cầu nhập khẩu gia tăng từ Trung Quốc đã giúp giá thịt toàn cầu trong tháng 4 tăng 3% so với năm ngoái, khiến chỉ số giá thực phẩm tăng tháng thứ 4 liên tiếp, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết trong một báo cáo công bố hôm 9/5/2019. Giá lợn giao tháng 6 trên sàn Chicago đã tăng gần 9% trong năm nay.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet