Tại miền Bắc có nơi lên tới 45.000 - 46.000 đ/kg
Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn có nơi đạt mức giá 45.000 - 46.000 đ/kg. Tại Tuyên Quang, giá lợn hơi tăng nhẹ 1.000 đ/kg lên 40.000 đồng; Lào Cai cũng tăng lên mức 42.000 đ/kg. Các tỉnh như Hưng Yên, Hà Nội, Ba Vì, Ứng Hoà, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Giang phổ biến ở mức giá 40.000 - 42.000 đ/kg. Sau những đợt điều chỉnh giá liên tục, giá lợn hơi trung bình tại khu vực đạt khoảng 39.000 - 40.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá tăng nhẹ
Giá lợn hơi tại Thừa Thiện Huế tăng 2.000 đ/kg lên 34.000 đồng; Đắk Lắk cũng tăng nhẹ 1.000 đồng lên 33.000 đ/kg; các địa phương còn lại, giá không thay đổi so với ngày hôm trước, trong đó khu vực Bắc Trung Bộ dao động ở mức 31.000 - 34.000 đ/kg; các tỉnh Nam Trung Bộ khoảng 30.000 - 40.000 đ/kg.
Tại miền Nam giá tăng
Giá lợn hơi tại Long An tăng nhẹ 1.000 đồng lên 33.000 đ/kg; một số tỉnh như Tây Ninh, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp... 29.000 - 31.000 đ/kg; các tỉnh như Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, TP HCM, Cà Mau... giá ổn định, đạt 32.000 - 35.000 đ/kg; tính chung toàn miền giá đạt khoảng 32.000 đ/kg. Giá lợn giống tại khu vực đạt khoảng 750.000 - 950.000 đ/kg.
Cả nước tiêu hủy hơn 3,3 triệu con lợn vì dịch ASF
Tại hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tính đến ngày 8/7/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại hơn 5.400 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố. Hiện, cả nước chỉ còn tỉnh Ninh Thuận là chưa phát hiện có dịch. Tổng số lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ hơn 3,3 triệu con, chiếm khoảng 11% tổng đàn lợn cả nước; tuy nhiên, đã có 854 xã thuộc của 40 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày chưa phát sinh thêm lợn mắc bệnh.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định chưa có đại dịch nào gây tác hại lớn và khó khăn như dịch tả vừa qua. Ngân sách dự trữ nhiều tỉnh không đáp ứng một phần chi phí hỗ trợ tiêu hủy lợn. Bộ trưởng cho biết nếu thiếu thịt lợn vẫn phải nhập nhưng quan điểm của Bộ là cố gắng điều hòa, dùng thực phẩm thay thế và tái đàn ở khu vực phù hợp.
Trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, Bộ cũng đã có dự báo trước là thiếu thịt lợn. Bộ đã có nhóm giải pháp là tập trung phát triển nhóm thực phẩm khác như gia cầm, đại gia súc và thủy sản. Tuy nhiên cần hết sức chú ý ba nguyên tắc là an toàn, đảm bảo cân đối cung - cầu nếu không dẫn đến dư cung, khủng hoảng thừa, tạo sinh kế cho những người chăn nuôi lợn để có việc làm mới.
Xuất khẩu sản phẩm từ lợn tăng gần 80%
Trong tháng 6, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 61 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 tăng 4,6% so với cùng kì năm 2018 lên 320 triệu USD.
Lũy kế đến tháng 5, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt gần 10 triệu USD, giảm 14,1%; xuất khẩu các sản phẩm từ lợn đạt 31,67 triệu USD, tăng 79,6%.
Về tình hình sản xuất, theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thịt các loại giảm duy nhất ở thịt lợn. Nguyên nhân có thể là sự bùng phát và lây lan nhanh của dịch tả ASF, khiến hơn 3 triệu con lợn bị tiêu hủy. Cụ thể, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước tăng 3% lên đạt 51.200 tấn; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 192.500 tấn, tăng 3,8%; sản lượng sữa bò tươi dự kiến tăng 8,2% lên 508.400 tấn.
Một số tỉnh có tốc độ tăng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 cao so với cùng kì 2018 là Đắk Nông 8,3%, Lào Cai 8,3%, Sơn La 8,3%, TP HCM 10,3%, Tiền Giang 13,4%, Lai Châu 15,9%, Gia Lai 28,6%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 1,8 triệu tấn, giảm 4,7%. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 660,9 nghìn tấn, tăng 8,6%; sản lượng trứng gia cầm ước đạt 7 tỉ quả, tăng 11,4%. Một số tỉnh có tốc độ tăng sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 cao so với cùng kì 2018 với hai con số.

Giá lợn hơi ngày 12/7/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

38.000-41.000

+1.000

Hải Dương

39.000-43.000

Giữ nguyên

Thái Bình

40.000-42.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

36.000-42.000

Giữ nguyên

Hà Nam

39.000-42.000

+1.000

Hưng Yên

40.000-43.000

+1.000

Nam Định

40.000-42.000

Giữ nguyên

Ninh Bình

38.000-41.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

40.000-43.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

42.000-45.000

Giữ nguyên

Hà Giang

37.000-40.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

38.000-41.000

Giữ nguyên

Yên Bái

32.000-37.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

35.000-39.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

37.000-39.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

35.000-40.000

Giữ nguyên

Bắc Giang

39.000-41.000

Giữ nguyên

Vĩnh Phúc

40.000-41.000

+2.000

Lạng Sơn

40.000-46.000

+2.000

Hòa Bình

39.000-40.000

Giữ nguyên

Sơn La

39.000-41.000

Giữ nguyên

Lai Châu

39.000-41.000

+1.000

Thanh Hóa

36.000-40.000

Giữ nguyên

Nghệ An

36.000-40.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

36.000-39.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

35.000-37.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

32.000-37.000

Giữ nguyên

TT-Huế

34.000-38.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

34.000-36.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

32.000-36.000

Giữ nguyên

Bình Định

33.000-35.000

Giữ nguyên

Phú Yên

33.000-36.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

34.000-37.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

34.000-36.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

28.000-34.000

+2.000

Đắk Nông

31.000-34.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

29.000-33.000

+1.000

Gia Lai

30.000-34.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

29.000-33.000

+1.000

TP.HCM

32.000-33.000

Giữ nguyên

Bình Dương

31.000-34.000

Giữ nguyên

Bình Phước

31.000-35.000

Giữ nguyên

BR-VT

31.000-34.000

Giữ nguyên

Long An

32.000-36.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

27.000-35.000

Giữ nguyên

Bến Tre

27.000-32.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

28.000-34.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

30.000-39.000

Giữ nguyên

Sóc Trăng

29.000-32.000

+1.000

Cà Mau

32.000-37.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

32.000-35.000

Giữ nguyên

An Giang

35.000-38.000

Giữ nguyên

Tây Ninh

32.000-35.000

Giữ nguyên

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet