Tại miền Bắc giảm xuống thấp nhất trong 2 năm
Giá lợn hơi tại Hải Dương, Lào Cai đồng loạt giảm 2.000 đồng xuống lần lượt 30.000 đồng và 29.000 đ/kg. Tại Hà Nam, Nam Định giảm nhẹ 1.000 đ/kg xuống 29.000 - 30.000 đ/kg.
Tại Phú Thọ, Ba Vì, Hoài Đức, Vĩnh Phúc dao động ở mức thấp, 23.000 - 26.000 đ/kg. Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Bình dao động 26.000 - 29.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá tương đối ổn định
Giá lợn hơi tại Quảng Trị tăng nhẹ 1.000 đồng lên 29.000 đ/kg; trong khi Đắk Lắk giảm 1.000 đ/kg xuống 30.000 đ/kg. Các địa phương còn lại, giá không thay đổi so với ngày hôm trước. Giá lợn hơi trung bình toàn khu vực dao động ở mức 33.000 đ/kg.
Tại miền Nam biến động trái chiều
Tại Tiền Giang và Hậu Giang giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng xuống lần lượt 31.000 đồng và 33.000 đ/kg. Ngược lại, tại Bến Tre và Bạc Liêu đồng loạt khởi sắc, tăng nhẹ 1.000 đồng lên lần lượt 30.000 đ/kg và 34.000 đồng.
Tại Gia Kiệm (Đồng Nai) 31.000 - 32.000 đ/kg, nhưng giá lợn mổ lẻ tăng khoảng 1.000 – 2.000 đ/kg. Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang 32.000 - 34.000 đ/kg. Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang giá 35.000 - 36.000 đ/kg.
Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ trong ngày 29/5/2019 đạt 5.700 con và tình hình buôn bán của thương lái không tốt.
Bộ NN-PTNT yêu cầu giết mổ lợn trong vùng dịch phải báo thú y lấy mẫu xét nghiệm
Ngày 29/5/2019, Bộ NN-PTNT đã ký ban hành hướng dẫn các địa phương thực hiện một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có dịch tả lợn châu Phi. Bộ cho phép các cơ sở giết mổ tập trung, nhỏ lẻ đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khỏe khi có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi từ cơ sở nuôi lợn ở trong vùng đang có dịch, ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Lợn từ cơ sở nuôi phải vận chuyển trực tiếp đến cơ sở giết mổ, không vận chuyển lợn đến điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Đối với lợn xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Lợn từ các tỉnh khác chuyển về ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt, ở vùng đang có dịch tả lợn châu Phi, lợn trước khi được vận chuyển đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cho cơ quan thú y địa phương để giám sát và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh.
Về lấy mẫu xét nghiệm, Bộ NN-PTNT cũng cho phép lấy mẫu từ nhiều con lợn khác nhau để gộp thành một mẫu xét nghiệm.
Doanh nghiệp hiến kế chống dịch tả lợn châu Phi
Tại hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch tả lợn châu Phi mới đây, các doanh nghiệp có ý kiến thành lập các trạm kiểm soát dịch bệnh cấp Quốc gia, cơ quan chức năng cần kiểm soát vấn đề dịch bệnh theo nhiều tuyến. Theo các doanh nghiệp, duy trì các chốt kiểm dịch lợn Châu Phi rất cần thiết
Kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CP Việt Nam cho rằng, kinh nghiệm tại Thái Lan và Trung Quốc cho thấy việc thành lập các trạm kiểm soát dịch bệnh cấp Quốc gia vô cùng quan trọng và doanh nghiệp (DN) sẵn sàng tham gia xã hội hóa cùng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này.
Theo đó, CP Việt Nam đã hỗ trợ Bộ NN&PTNT và người chăn nuôi các vật tư thiết bị phòng chống DTLCP như thuốc sát trùng, bộ kit thử nhanh, với giá trị nhiều tỷ đồng. So với những quốc gia có dịch xung quanh, đại diện CP Việt Nam cho rằng, khâu sát trùng, khử trùng, kiểm soát giết mổ, con giống đảm bảo sạch nguồn bệnh… trước khi ra thị trường đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Tại Thái Lan, hiện tất cả các cửa khẩu đều được cơ quan chức năng xây dựng các trạm sát trùng, khử trùng theo hình thức xã hội hóa và CP tại Thái Lan cũng đang tham gia mô hình này.
Kiến nghị kiểm soát dịch 3 tuyến
Tập đoàn Masan cho rằng, dịch bệnh đang có chiều hướng lan rộng, rất khó kiểm soát và có thể kéo dài 5 - 7 năm: Thực hiện Quyết định 4527 quy định nghiêm cấm việc vận chuyển mua bán lợn vào vùng dịch bị uy hiếp, các DN chăn nuôi, giết mổ công nghiệp theo quy mô lớn thì hầu hết đều tuân thủ, nhưng rất khó kiểm soát các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vì lực lượng phòng chống dịch đang rất mỏng.
Vì vậy quy định đối với vùng dịch bệnh bị uy hiếp, chỉ được phép giết mổ, phân phối trong vùng dịch - như vậy là bất cập. Ví dụ, với công suất giết mổ khổng lồ của Masan, làm sao có thể tiêu thụ trong nội vùng Kim Bảng, Hà Nam. Nguồn thịt lợn sạch bị khan hiếm là nguy cơ nhãn tiền cho ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam. Trong khi, chúng ta không thể ngăn người tiêu dùng sử dụng thịt lợn nhập khẩu từ Châu Âu, Barazil...Thịt ngoại sẽ tràn vào, tạo ra tình trạng khó khăn kép trong chăn nuôi, kinh doanh thịt lợn trong nước.
Masan kiến nghị Chính phủ, cơ quan chức năng kiểm soát vấn đề dịch bệnh theo 3 tuyến: Tuyến 1 là đảm bảo không cho bất kỳ lợn hoặc đàn lợn nào nhiễm dịch bệnh được xuất chuồng trại. Tuyến hai, đảm bảo không có bất kỳ con lợn nào nhiễm bệnh vào nhà máy giết mổ. Tuyến 3, kiểm soát thành phẩm khi ra khỏi cơ sở giết mổ để đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm thịt lợn mất an toàn nào đến tay người tiêu dùng.
Trong trường hợp phát hiện lợn bị dịch bệnh bên trong cơ sở/nhà máy giết mổ thì cơ sở/nhà máy giết mổ phải ngừng hoạt động trong 48 giờ để thanh trùng, trường hợp phát hiện cơ sở giết mổ cố tình vi phạm thì sẽ bị đóng cửa. Đồng thời các thông tin về các cơ sở giết mổ an toàn sẽ được công khai trực tuyến trên các phương tiện thông tin của Cục Thú y.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, tới đây, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan sẽ có văn bản kiến nghị Chính phủ để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN chăn nuôi, giết mổ lợn quy mô công nghiệp trong bối cảnh DTLCP diễn biến phức tạp, khó lường.
Đến thời điểm này, DTLCP đã lây lan tới 42 tỉnh, thành trên cả nước. Số lợn tiêu hủy lên tới 1,7 triệu con. Mặc dịch chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng giá lợn hơi liên tiếp giảm sâu, cộng với diễn biến ngày một phức tạp khiến các DN chăn nuôi ảnh hưởng.

Giá lợn hơi ngày 30/5/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

26.000-31.000

Giữ nguyên

Hải Dương

32.000-35.000

+1.000

Thái Bình

29.000-34.000

+1.000

Bắc Ninh

26.000-30.000

Giữ nguyên

Hà Nam

25.000-29.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

28.000-33.000

+1.000

Nam Định

27.000-36.000

-1.000

Ninh Bình

25.000-30.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

30.000-34.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

25.000-31.000

Giữ nguyên

Cao Bằng

37.000-40.000

Giữ nguyên

Hà Giang

37.000-42.000

Giữ nguyên

Yên Bái

30.000-34.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

26.000-31.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

25.000-27.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

26.000-30.000

+1.000

Bắc Giang

26.000-30.000

+1.000

Vĩnh Phúc

26.000-28.000

Giữ nguyên

Lạng Sơn

32.000-35.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

27.000-32.000

Giữ nguyên

Sơn La

32.000-35.000

+1.000

Lai Châu

36.000-38.000

-1.000

Thanh Hóa

26.000-32.000

+1.000

Nghệ An

30.000-34.000

+1.000

Hà Tĩnh

35.000-36.000

-1.000

Quảng Bình

33.000-34.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

30.000-33.000

Giữ nguyên

TT-Huế

28.000-31.000

+1.000

Quảng Nam

34.000-35.000

-1.000

Quảng Ngãi

34.000-35.000

-1.000

Bình Định

24.000-32.000

+1.000

Phú Yên

35.000-36.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

35.000-36.000

-1.000

Bình Thuận

35.000-37.000

-1.000

Đắk Lắk

34.000-37.000

-1.000

Đắk Nông

32.000-36.000

-2.000

Lâm Đồng

35.000-37.000

-1.000

Gia Lai

34.000-36.000

-1.000

Đồng Nai

35.000-36.000

-1.000

TP.HCM

34.000-36.000

-2.000

Bình Dương

34.000-36.000

-1.000

Bình Phước

35.000-37.000

Giữ nguyên

BR-VT

33.000-36.000

-2.000

Long An

33.000-34.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

34.000-38.000

Giữ nguyên

Bến Tre

26.000-31.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

29.000-33.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

36.000-38.000

-2.000

Sóc Trăng

36.000-37.000

-1.000

Bạc Liêu

37.000-39.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

34.000-36.000

-1.000

Hậu Giang

34.000-35.000

Giữ nguyên

Tây Ninh

33.000-35.000

-2.000

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet