Tại miền Bắc giá vẫn tăng nhẹ
Giá lợn hơi tại Tuyên Quang tăng nhẹ 500 đ/kg lên 49.500 đ/kg; Hải Phòng cũng đạt 48.000 - 49.500 đ/kg; tại Hà Nam duy trì mức 46.000 - 51.000 đ/kg, lợn đẹp bán lẻ có nơi 52.000 đ/kg. Tại Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội giá lợn hơi trong khoảng 48.000 - 50.000 đ/kg. Các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Ninh Bình 46.000 - 47.000 đ/kg; tại Sơn La 44.000 - 45.000 đ/kg. Tính chung toàn miền, giá lợn hơi trung bình 48.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá ổn định
Sau khi tăng tại một vài địa phương trong ngày hôm trước, giá lợn hơi tại khu vực hôm nay đã ổn định trở lại. Cụ thể, tại miền Trung đang thu mua trong khoảng 32.000 - 47.000 đ/kg. Trong đó, tại khu vực Bắc Trung Bộ cao hơn khoảng 7.000 đ/kg so với Nam Trung Bộ; các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có mức giá tốt nhất khu vực, đạt 46.000 - 47.000 đ/kg. Khu vực Tây Nguyên 40.000 - 43.000 đ/kg.
Tại miền Nam tăng mạnh
Giá lợn hơi tại Vĩnh Long tăng mạnh khoảng 3.000 - 4.000 đ/kg lên 43.000 - 44.000 đ/kg, có nơi 45.000 đ/kg; Long An, Bến Tre cũng bật tăng lên 45.000 đ/kg; tại Bà Rịa - Vũng Tàu 46.000 đ/kg; Củ Chi, Sóc Trăng 44.000 - 45.000 đ/kg. Lợn hơi tại thủ phủ nuôi lợn Đồng Nai đang giao dịch ở mức 46.000 - 47.000 đ/kg.
Như vậy, đợt tăng này đã thu hẹp khoảng cách giữa giá lợn các tỉnh phía nam và phía bắc, dù một số tỉnh miền Nam như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau giá lợn vẫn thấp dưới 40.000 đ/kg.

Giá lợn hơi ngày 3/10/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

48.000-50.000

+1.000

Hải Dương

49.000-52.000

+2.000

Thái Bình

49.000-52.000

+1.000

Bắc Ninh

49.000-51.000

+1.000

Hà Nam

49.000-52.000

+2.000

Hưng Yên

50.000-52.000

+2.000

Nam Định

49.000-50.000

+1.000

Ninh Bình

48.000-50.000

+1.000

Hải Phòng

49.000-51.000

+1.000

Quảng Ninh

50.000-52.000

Giữ nguyên

Lào Cai

50.000-55.000

+2.000

Tuyên Quang

48.000-50.000

Giữ nguyên

Hà Giang

52.000-55.000

+2.000

Bắc Kạn

48.000-50.000

+1.000

Phú Thọ

48.000-50.000

+1.000

Thái Nguyên

47.000-50.000

+1.000

Bắc Giang

48.000-50.000

+1.000

Vĩnh Phúc

47.000-50.000

+1.000

Lạng Sơn

52.000-56.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

47.000-49.000

+1.000

Sơn La

45.000-47.000

Giữ nguyên

Lai Châu

46.000-48.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

42.000-48.000

+2.000

Nghệ An

44.000-47.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

44.000-47.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

43.000-46.000

+1.000

Quảng Trị

43.000-46.000

+1.000

TT-Huế

44.000-47.000

+2.000

Quảng Nam

44.000-46.000

+1.000

Quảng Ngãi

43.000-45.000

+1.000

Bình Định

43.000-45.000

+1.000

Phú Yên

43.000-45.000

+1.000

Khánh Hòa

44.000-46.000

+2.000

Bình Thuận

44.000-47.000

+2.000

Đắk Lắk

42.000-47.000

+4.000

Đắk Nông

42.000-47.000

+3.000

Lâm Đồng

47.000-48.000

+3.000

Gia Lai

44.000-47.000

+4.000

Đồng Nai

45.000-50.000

+2.000

TP.HCM

46.000-49.000

+1.000

Bình Dương

44.000-48.000

+1.000

Bình Phước

43.000-47.000

+3.000

BR-VT

44.000-46.000

Giữ nguyên

Long An

43.000-45.000

+1.000

Tiền Giang

43.000-45.000

+2.000

Bến Tre

43.000-45.000

+2.000

Trà Vinh

42.000-44.000

+1.000

Cần Thơ

44.000-48.000

+2..000

Đồng Tháp

43.000-46.000

+2.000

Vĩnh Long

42.000-44.000

+1.000

An Giang

44.000-47.000

+2.000

Sóc Trăng

44.000-46.000

+1.000

Tây Ninh

43.000-46.000

+2.000

Rabobank dự báo đàn lợn của Trung Quốc giảm mạnh vào cuối năm 2019
Đàn lợn của Trung Quốc đã giảm một nửa trong 8 tháng đầu năm 2019 vì sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi (ASF) và có thể sẽ giảm tới 55% vào cuối năm nay, các chuyên gia từ Rabobank cho biết hôm 2/10/2019. Tốc độ thiệt hại có thể chậm lại trong những tháng sắp tới khi số lượng trang trại chăn nuôi giảm và các biện pháp của Bắc Kinh nhằm kiểm soát chặt chẽ dịch ASF. Tuy nhiên, ngân hàng Hà Lan nhận định các điều kiện không ổn định của thị trường có thể duy trì trong vòng 3 - 5 năm tới.
Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe con người, nhưng dịch ASF gây chết cao ở lợn, và hiện chưa có vacxin phòng ngừa.
Virus ASF xuất hiện lần đầu tiên tại châu Á vào hơn một năm trước tại Trung Quốc, và đang lan ra hơn 50 quốc gia, chiếm 75% tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu, dữ liệu từ Tổ chức Thú Y thế giới (OIE) cho biết.
Trong báo cáo, Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm 10 - 15% trong năm 2020, sau khi giảm 25% trong 2019.
Tổng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi như đậu nành tại Trung Quốc sẽ giảm 17% trong 2019 vì sự sụt giảm của số lượng lợn. Tuy nhiên, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi sẽ tăng 8% trong 2020 nhờ hoạt động tái đàn và người chăn nuôi sản xuất các loại thức ăn khác như gà.
Việt Nam - nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 6 của thế giới đã bị thiệt hại 18% tổng đàn lợn vì dịch ASF và dự báo cuối năm có thể thiệt hại 25%.
Nguồn: VITIC